Gỗ công nghiệp đang là xu hướng nội thất trong những năm gần đây. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Có ưu – nhược điểm gì so với gỗ tự nhiên?
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp – loại gỗ sử dụng keo và máy ép nhiệt để gắn kết vụn gỗ/sợi gỗ/gỗ lạng mỏng lại thành ván gỗ. Việc kết hợp ‘gỗ tự nhiên ép nhỏ’ hòa cùng keo nhựa dưới nhiệt độ cao tạo ra những ván gỗ không bị cong vênh, mối mọt và có giá thành rẻ.
Cấu tạo của gỗ công nghiệp
Nếu như gỗ tự nhiên chỉ có cấu tạo từ thân cây gỗ thì gỗ công nghiệp cấu tạo gồm 2 phần:
- Phần cốt gỗ: chính là ván gỗ. Ví dụ: Ván MFC, ván MDF, ván HDF
- Phần bề mặt phủ lên cốt gỗ: Để gỗ công nghiệp bền đẹp, tránh được trầy xước do va đập, ván gỗ được dán 1 lớp bề mặt phủ là Melamine/Laminate/Acrylic/Sơn bệt.
Các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến
Hiện nay có 4 loại ván gỗ phổ biến trên thị trường, đó là:
MFC – Ván gỗ dăm
MFC (Melamine Face Chipboard) là ván gỗ dăm phủ bề mặt Melamine. Băm nhỏ những cây gỗ thu hoạch ngắn ngày như cao su, bạch đàn thành các dăm gỗ. Sau đó dùng keo ép dưới nhiệt độ cao tạo thành ván gỗ.
Chất lượng kém hơn gỗ ván sợi MDF, ván dăm MFC chuyên phục vụ trong nội thất văn phòng. Có 2 loại ván MFC: MFC thường và MFC chống ẩm.
MDF – Ván gỗ sợi trung bình
MDF (Medium Density Fiberboard) là cốt ván sợi trung bình. Ép nhỏ phần cành của cây gỗ và những phần gỗ thừa thành sợi gỗ. Sau đó, dùng keo để kết dính, đem nén dưới áp suất trung bình tạo thành gỗ MDF.
Tạo thành từ sợi gỗ ép và dùng keo để kết dính nên cốt gỗ MDF có độ dày đặc cao, chịu lực tốt hơn cốt MFC. Có 3 loại ván MDF, đó là: MDF thường, MDF chống ẩm và MDF chống cháy.
Tìm hiểu thêm về Ván gỗ MDF
HDF – Ván sợi mật độ cao
HDF (High Density Fiberboard) là cốt ván sợi mật độ cao. Sợi gỗ, bột gỗ kết hợp với keo chuyên dụng, ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. HDF có khả năng chịu lực vượt trội hơn so với MDF.
Không nứt mẻ, chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt, HDF chuyên sử dụng cho nội thất cao cấp.
Plywood – Ván gỗ dán
Gỗ Plywood tạo thành từ việc lạng nhỏ những miếng gỗ keo, gỗ bạch dương, gỗ điều. Sử dụng keo gắn những miếng gỗ mỏng chồng lên nhau theo đường vân gỗ và ép dưới nhiệt độ cao tạo thành ván gỗ dán.
Cấu tạo gồm nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng, Plywood có đặc tính giống với gỗ tự nhiên. Ngoài làm đồ nội thất thông thường, Plywood có khả năng uốn cong mang đến nội thất có thiết kế phù hợp cấu trúc cơ thể, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái.
Tuy nhiên giá thành rất cao nên ván gỗ dán không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Các loại bề mặt phủ lên cốt gỗ
Bề mặt phủ mang đến vẻ đẹp và độ bền cho nội thất. Melamine, Laminate, Acrylic và Sơn bệt là những bề mặt được ưa chuộng nhất hiện nay. Tìm hiểu chi tiết tại đây
So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp
Ưu điểm
- Giá thành rẻ: Sử dụng gỗ thu hoạch ngắn ngày để chế biến và được sản xuất hàng loạt nên nội thất gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên lâu năm.
- Không cong vênh, mối mọt: Được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, nội thất gỗ công nghiệp bền đẹp theo thời gian. Sử dụng lâu dài mà không lo bị cong vênh hay mối mọt.
- Đa dạng mẫu mã, màu sắc, kích thước: Bề mặt lớp phủ của gỗ ép công nghiệp phong phú từ kiểu dáng vân gỗ cho đến những màu sắc. Kích thước ván đa dạng, gỗ công nghiệp đáp ứng được sở thích và nhu cầu của nhiều lứa tuổi.
- Phong cách: Phù hợp với phong cách hiện đại, chú trọng công năng sử dụng. Mang đến sản phẩm nội thất đơn giản mà thông minh.
Nhược điểm
- Độ bền: Gỗ công nghiệp có độ bền và độ chịu lực kém hơn gỗ tự nhiên. Độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm. Trong khi đó, độ bền của gỗ tự nhiên lên đến 20-30 năm.
- Hoa văn, họa tiết: Kết cấu không đặc và cứng như gỗ tự nhiên, nên khi khắc, gỗ công nghiệp không tạo được đường hoa văn và họa tiết sắc nét bằng gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên
Ưu điểm
- Độ bền cao: Khai thác từ cây rừng lâu năm như Đinh Hương, Gụ và Trắc, gỗ tự nhiên đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài hơn rất nhiều so với gỗ công nghiệp.
- Đường vân gỗ đặc trưng: Giống như vân tay con người, mỗi miếng gỗ tự nhiên đều có đường vân độc nhất, không trùng lặp. Tránh được lối đại trà trong sử dụng nội thất.
- Chịu lực tốt: Là gỗ nguyên khối nên rát chắc chắn, gỗ tự nhiên có tính chịu lực tốt hơn so với gỗ công nghiệp.
- Họa tiết sắc nét: Khắc trên gỗ tự nhiên sẽ tạo ra đường họa viết, hoa văn sắc nét, từ đó biểu đạt được đúng ý tưởng mong muốn.
- Phong cách: Gỗ tự nhiên đặc biệt phù hợp với phong cách cổ điển do sự đòi hỏi cầu kì trong từng họa tiết và đường nét. Bên cạnh đó, gỗ tự nhiên là sự lựa chọn tuyệt vời của người yêu thích không gian ấm cúng.
Nhược điểm
- Giá thành cao: Nguyên liệu khan hiếm và gia công thủ công nên gỗ tự nhiên có giá thành rất cao.
- Cong vênh và mối mọt: Không thể xử lý được như gỗ công nghiệp, chịu tác động của khí hậu nóng ẩm, gỗ tự nhiên bị cong vênh và mối mọt qua thời gian.
Các thương hiệu gỗ công nghiệp
Trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu gỗ công nghiệp với các loại giá thành khác nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn được đúng loại gỗ phù hợp với chi phí và chất lượng là điều không dễ dàng.
Gỗ công nghiệp An Cường: là thương hiệu được nhiều khách hàng lựa chọn bởi công ty có tuổi đời lâu năm, chất lượng sản phẩm đảm bảo với các tiêu chuẩn E0, E1,.. (Chi tiết: https://www.australply.com.au/technical/formaldehyde) được kiểm định và chứng nhận.
Gỗ Minh Long: là một thương hiệu cung cấp gỗ công nghiệp vào thị trường sau với chất lượng tương cao, có các tiêu chuẩn kiểm định E0, E1 cụ thể với mức giá rẻ hơn An Cường. Mặc dù hệ thống phân phối và dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa mạnh bằng An Cường nhưng đây cũng là thương hiệu uy tín được nhiều người lựa chọn với mức giá phù hợp.
Các sản phẩm gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia: Các sản phẩm gỗ công nghiệp nhập khẩu đa dạng với nhiều chủng loại. Tuy nhiên để giảm giá cho dễ cạnh tranh, phần lớn chúng đều sử dụng các công nghệ cũ, keo ép giá rẻ làm cho chất lượng ván gỗ không đạt tiêu chuẩn, mau hỏng và ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Để lại một bình luận