Cách phân biệt gỗ MFC, MDF, HDF, Plywood và gỗ nhựa PVC

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình hay nội thất văn phòng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp như MFC, MDF và HDF, Plywood,… Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng.

Gỗ công nghiệp gồm có 2 phần là phần cốt gỗ và phần bề mặt phủ. Trong clip này, HOMY sẽ chỉ nhắc đến phần cốt gỗ bên trong của tấm gỗ. Đối với phần về mặt phủ, bạn có thể theo dõi lại ở các nội dung trước đó của HOMY.

Ván gỗ MFC

Ván gỗ MFC được sản xuất từ các loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su.. được băm nhỏ thành các dăm gỗ kết hợp với keo và đc ép lại dưới áp suất cao. Khi chạm vào bề mặt của ván dăm ta có thể thấy rõ cảm giác gợn trên bề mặt, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được dăm gỗ được ép dính lại với nhau.

Có 2 loại gỗ MFC đó chính là MFC thườngMFC chống ẩm, cấu tạo của chúng giống hệt nhau, tuy nhiên MFC chống ẩm được thêm chất chống ẩm khi sản xuất. Có thể phân biệt là nhìn thấy màu xanh trong cốt gỗ chống ẩm.

MFC có giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp lại dễ dàng thi công nên được sử dụng nhiều trong các dự án chung cư để làm đồ nội thất như cánh cửa, tủ, bàn, ghế. Tuy nhiên do được cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi thi công dễ bị sứt mẻ gây mất thẩm mỹ, độ bền của MFC cũng không cao so với các loại cốt gỗ công nghiệp khác.

Ván gỗ MDF

MDF là ván gỗ cũng được sản xuất từ các loại cây gỗ như MFC, tuy nhiên chúng được nghiền nhỏ thành sợi gỗ kết hợp với keo và được ép lại dưới áp suất cao. Khi sờ vào sẽ có cảm giác mịn, không có cảm giác gai tay hay có cảm giác sần sùi giống như gỗ MFC. Rất dễ để phân biệt giữa 2 loại gỗ này ngay khi cả mà chúng ta nhắm mắt lại. Có 2 loại MFC là thường và chống ẩm và được phân biệt với lõi màu xanh mà chúng ta thường hay gọi là MDF lõi xanh chống ẩm

Đây là loại cốt gỗ đang rất được ưa chuộng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nhất là MDF chống ẩm. Lý do là bởi vì cốt gỗ này vừa bền, không bị cong vênh do thời tiết, lại chống ẩm tốt. Do đó thích hợp sử dụng cho mọi vị trí trong ngôi nhà. Giá thành của MFC cũng vừa phải nên các công trình nội thất từ tầm trung đến cao cấp đều hay sử dụng loại cốt này.

Nhiều khách tìm đến HOMY sau khi nghe tư vấn về các loại cốt gỗ thì cũng đều lựa chọn loại MDF lõi xanh chống ẩm này, bạn có thể tham khảo thêm về gỗ MDF để hiểu sâu hơn về chúng.

Ván gỗ HDF

Ván gỗ HDF có kết cấu tương tự như MDF, tuy nhiên thì cốt HDF lại có mật độ sợi gỗ cao hơn và được ép dưới áp suất, nhiệt độ lớn hơn nên cốt này rất chắc chắn.

Đây  là loại gỗ cứng nhất, bền nhất, chống ẩm tốt nhất so với 2 loại trên nên giá thành cũng rất đắt, các anh chị có cân nhắc sử dụng loại này nếu muốn đồ bền đẹp lâu dài.

HDF cũng có 2 loại là HDF chống ẩmblack HDF chống ẩm, hay còn gọi là CDF, phân biệt với lõi màu đen. Loại CDF này được nén với lực còn cao hơn cả HDF nên chất lượng cốt chắc chắn, đồng thời giá thành cũng cao hơn.

Như đã nói thì loại cốt này rất cứng, rất bền nên có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, có độ mịn cao, có thể sử dụng để làm đồ nội thất hoặc cả đồ trang trí ngoại thất. Chúng có thể dùng làm ván sàn, ốp sàn cầu thang, kệ hoặc sử dụng làm tường cách âm ở phòng ngủ, đặc biệt là tính năng chống ẩm của loại gỗ này được đánh giá là rất phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam

Giữa MDF tiêu chuẩn với HDF nhìn qua trông hơi khó phân biệt, tuy nhiên nếu mà anh chị cầm 2 tấm gỗ này sẽ thấy HDF nặng hơn MDF, cốt gỗ HDF cũng rất cứng và khó ấn hơn.

Ván gỗ Plywood

Một loại khác mà được nhiều người nước ngoài lựa chọn là gỗ plywood. Loại này được tạo thành từ các ván gỗ mỏng, dày ~2mm, xếp chồng lên nhau và được dính lại bằng keo chuyên dụng rồi ép lại.

Plywood có khả năng chống ẩm mà không cần phải thêm chất chống ẩm như các loại trên. Ứng dụng cao, chất lượng tốt nên thuộc loại gỗ đắt.

Tuy nhiên nếu như trong quá trình xử lý không đạt tiêu chuẩn sẽ rất dễ bị tách các lớp ra với nhau, khả năng kháng mối mọt cũng giảm xuống nếu như xử lý không tốt trước khi ép ván.

Gỗ nhựa PVC

Thành phần chính cuả loại gỗ này là nhựa PVC, được thêm 1 lượng bột gỗ nhỏ kèm chất phụ gia khác nhằm tăng độ cứng. Hiện nay đang có 1 số đơn vị uy tín cung cấp như gỗ nhựa Picomat hay tấm WPB của nhà máy An Cường.

Tuy nhiên với ưu điểm là chống nước tuyệt đối, không bị mối mọt, thân thiện và an toàn cho sức khỏe người dùng. Nhược điểm của gỗ nhựa PVC là chúng mềm, bắt vít kém nên chúng thường được sử dụng làm các khu vực bồn rửa, lavabo để chống nước.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Cách phân biệt gỗ MFC, MDF, HDF, Plywood và gỗ nhựa PVC

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình hay nội thất văn phòng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp như MFC, MDF và HDF, Plywood,… Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng.

Gỗ công nghiệp gồm có 2 phần là phần cốt gỗ và phần bề mặt phủ. Trong clip này, HOMY sẽ chỉ nhắc đến phần cốt gỗ bên trong của tấm gỗ. Đối với phần về mặt phủ, bạn có thể theo dõi lại ở các nội dung trước đó của HOMY.

Ván gỗ MFC

Ván gỗ MFC được sản xuất từ các loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su.. được băm nhỏ thành các dăm gỗ kết hợp với keo và đc ép lại dưới áp suất cao. Khi chạm vào bề mặt của ván dăm ta có thể thấy rõ cảm giác gợn trên bề mặt, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được dăm gỗ được ép dính lại với nhau.

Có 2 loại gỗ MFC đó chính là MFC thườngMFC chống ẩm, cấu tạo của chúng giống hệt nhau, tuy nhiên MFC chống ẩm được thêm chất chống ẩm khi sản xuất. Có thể phân biệt là nhìn thấy màu xanh trong cốt gỗ chống ẩm.

MFC có giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp lại dễ dàng thi công nên được sử dụng nhiều trong các dự án chung cư để làm đồ nội thất như cánh cửa, tủ, bàn, ghế. Tuy nhiên do được cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi thi công dễ bị sứt mẻ gây mất thẩm mỹ, độ bền của MFC cũng không cao so với các loại cốt gỗ công nghiệp khác.

Ván gỗ MDF

MDF là ván gỗ cũng được sản xuất từ các loại cây gỗ như MFC, tuy nhiên chúng được nghiền nhỏ thành sợi gỗ kết hợp với keo và được ép lại dưới áp suất cao. Khi sờ vào sẽ có cảm giác mịn, không có cảm giác gai tay hay có cảm giác sần sùi giống như gỗ MFC. Rất dễ để phân biệt giữa 2 loại gỗ này ngay khi cả mà chúng ta nhắm mắt lại. Có 2 loại MFC là thường và chống ẩm và được phân biệt với lõi màu xanh mà chúng ta thường hay gọi là MDF lõi xanh chống ẩm

Đây là loại cốt gỗ đang rất được ưa chuộng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nhất là MDF chống ẩm. Lý do là bởi vì cốt gỗ này vừa bền, không bị cong vênh do thời tiết, lại chống ẩm tốt. Do đó thích hợp sử dụng cho mọi vị trí trong ngôi nhà. Giá thành của MFC cũng vừa phải nên các công trình nội thất từ tầm trung đến cao cấp đều hay sử dụng loại cốt này.

Nhiều khách tìm đến HOMY sau khi nghe tư vấn về các loại cốt gỗ thì cũng đều lựa chọn loại MDF lõi xanh chống ẩm này, bạn có thể tham khảo thêm về gỗ MDF để hiểu sâu hơn về chúng.

Ván gỗ HDF

Ván gỗ HDF có kết cấu tương tự như MDF, tuy nhiên thì cốt HDF lại có mật độ sợi gỗ cao hơn và được ép dưới áp suất, nhiệt độ lớn hơn nên cốt này rất chắc chắn.

Đây  là loại gỗ cứng nhất, bền nhất, chống ẩm tốt nhất so với 2 loại trên nên giá thành cũng rất đắt, các anh chị có cân nhắc sử dụng loại này nếu muốn đồ bền đẹp lâu dài.

HDF cũng có 2 loại là HDF chống ẩmblack HDF chống ẩm, hay còn gọi là CDF, phân biệt với lõi màu đen. Loại CDF này được nén với lực còn cao hơn cả HDF nên chất lượng cốt chắc chắn, đồng thời giá thành cũng cao hơn.

Như đã nói thì loại cốt này rất cứng, rất bền nên có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, có độ mịn cao, có thể sử dụng để làm đồ nội thất hoặc cả đồ trang trí ngoại thất. Chúng có thể dùng làm ván sàn, ốp sàn cầu thang, kệ hoặc sử dụng làm tường cách âm ở phòng ngủ, đặc biệt là tính năng chống ẩm của loại gỗ này được đánh giá là rất phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam

Giữa MDF tiêu chuẩn với HDF nhìn qua trông hơi khó phân biệt, tuy nhiên nếu mà anh chị cầm 2 tấm gỗ này sẽ thấy HDF nặng hơn MDF, cốt gỗ HDF cũng rất cứng và khó ấn hơn.

Ván gỗ Plywood

Một loại khác mà được nhiều người nước ngoài lựa chọn là gỗ plywood. Loại này được tạo thành từ các ván gỗ mỏng, dày ~2mm, xếp chồng lên nhau và được dính lại bằng keo chuyên dụng rồi ép lại.

Plywood có khả năng chống ẩm mà không cần phải thêm chất chống ẩm như các loại trên. Ứng dụng cao, chất lượng tốt nên thuộc loại gỗ đắt.

Tuy nhiên nếu như trong quá trình xử lý không đạt tiêu chuẩn sẽ rất dễ bị tách các lớp ra với nhau, khả năng kháng mối mọt cũng giảm xuống nếu như xử lý không tốt trước khi ép ván.

Gỗ nhựa PVC

Thành phần chính cuả loại gỗ này là nhựa PVC, được thêm 1 lượng bột gỗ nhỏ kèm chất phụ gia khác nhằm tăng độ cứng. Hiện nay đang có 1 số đơn vị uy tín cung cấp như gỗ nhựa Picomat hay tấm WPB của nhà máy An Cường.

Tuy nhiên với ưu điểm là chống nước tuyệt đối, không bị mối mọt, thân thiện và an toàn cho sức khỏe người dùng. Nhược điểm của gỗ nhựa PVC là chúng mềm, bắt vít kém nên chúng thường được sử dụng làm các khu vực bồn rửa, lavabo để chống nước.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *