Gỗ cao su là gỗ gì? Làm nội thất có tốt không?

Có thể bạn đã bắt gặp rất nhiều đồ nội thất được là từ gỗ cao su. Vậy loại gỗ này có đặc điểm gì nổi bật? Đồ nội thất làm từ chúng có tốt hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc gỗ cao su ghép

Cây cao su có tên tiếng Anh là Rubber wood, được du nhập vào nước ta với mục đích khai thác mủ cao su là chính. Bởi loại này thuộc nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ, độ chắc chắn kém, dễ bị mục. Nên ban đầu giá trị khai thác về thân gỗ là không hề có. Cho đến những năm 2000, với công nghệ hiện đại, gỗ cao su bắt đầu được chú ý đến nhiều hơn. 

cay-cao-su
Hình ảnh cây cao su đang được khai thác mủ cao su

Sau khi có độ tuổi từ 20-35, khả năng cung cấp mủ kém. Thân cây sẽ chuyển được khai thác lấy gỗ để tạo tấm gỗ cao su ghép có giá trị. Lý do gọi là gỗ cáo su ghép là bởi thân cây có đường kính nhỏ nên sẽ được xẻ thành từng thanh và ghép chúng lại với nhau thành ván gỗ hoàn chỉnh. Ngày nay, gỗ cao su được coi là nguyên liệu khai thác bền vững và thân thiện với môi trường. 

Gỗ cao su được xử lý và sản xuất theo quy trình nào?

Như đã nói, gỗ cao su có đặc tính là nhẹ, dễ bị mối mọt. Do vậy quá trình xử lý cần rất nghiêm ngặt để làm tăng tính ổn định, độ bền cho ván. Để ra thành phẩm ván gỗ cao su tẩm sấy chất lượng cần trải qua 6 công đoạn sản xuất chính như sau: 

go-cao-su-ghep-thanh
Từng thân gỗ được xẻ nhỏ thành các thanh và xử lý
  • Công đoạn 1: Phân tách phần thân và gốc của gỗ cao su
  • Công đoạn 2: Phân loại lỗi khuyết điểm sau khi xẻ gỗ
  • Công đoạn 3: Xử lý bằng hóa chất
  • Công đoạn 4: Xử lý tẩm áp lực ở môi trường chân không
  • Công đoạn 5: Quá trình sấy gỗ cao su
  • Công đoạn 6: Kiểm tra, phân loại lại và lưu kho bảo quản

Các kiểu ghép của gỗ cao su

Kiểu ghép gỗ song song 

Các thanh gỗ cao su có cùng chiều dài sẽ được ghép song song với nhau. Với chất kết dính và công nghệ xử lý sẽ cho ra sản phẩm ván gỗ hoàn chỉnh. Theo đó, các thanh gỗ không nhất thiết phải cùng chiều rộng với nhau. Bề mặt nhìn thấy là những đường thẳng song song nhau.

Kiểu ghép gỗ mặt

van-go-ghep-pho-bien
Các kiểu ghép gỗ sẽ được biểu thị rõ trên bề mặt

Kiểu ghép này có thêm công đoạn ghép các thanh gỗ ngắn được xẻ răng cưa lại với nhau. Sau đó, từ các thanh gỗ có cùng chiều dài, chúng lại được ghép song song như kiểu trên. Khi này, chúng ta sẽ quan sát được các vết răng cưa trên bề mặt.

Kiểu ghép cạnh

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa ở cạnh. Rồi lần lượt ghép lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó ghép song song các thanh với nhau như kiểu ghép mặt.

Ưu nhược điểm của gỗ cao su ghép thanh

Với màu sắc gỗ sáng, có màu nâu nhạt mang lại cảm giác trẻ trung, tươi mới. Loại gỗ này đang là nguồn gỗ tự nhiên có thể thay thế các dòng gỗ cao cấp ngày một khan hiếm. Để trả lời cho câu hỏi “Gỗ cao su có tốt không?” bạn có xem mục ưu nhược điểm dưới đây:

Ưu điểm 

go-cao-su
Ưu điểm của gỗ cao su khi làm nội thất
  • Với tính đàn hồi tự nhiên của gỗ mang lại ưu điểm dẻo dai và cứng cáp cho tấm gỗ. Từ đó, có thể uốn cong tạo hình mà không bị nứt gãy.
  • Thân thiện với môi trường: có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
  • Gỗ có cấu tạo đặc biệt không ngậm nước, không thấm nước trong nhiều điều kiện. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý tránh cho đồ đạc tiếp xúc nhiều với nước. Đã là gỗ tự nhiên thì hầu hết đều sẽ hư hỏng nếu gặp nước quá nhiều và trong thời gian dài.
  • Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu, tươi trẻ.
  • Giá thành của sản phẩm vừa phải, phù hợp với hầu hết các gia đình.

Nhược điểm

ban-xep-gon-tu-go-rubber
Bàn xếp gọn từ gỗ Rubber
  • Thuộc dòng gỗ giá rẻ có độ bền không quá cao so với các dòng gỗ cao cấp khác. Do vậy không được sử dụng trong các không gian sang trọng.
  • Vì có nhiều thanh gỗ ghép lại với nhau nên bề mặt vân không đồng bộ. Màu sắc sáng của gỗ cũng không phù hợp với các kiểu thiết kế cổ điển, truyền thống.
  • Gỗ cao su có tuổi thọ không cao so với những dòng gỗ tự nhiên khác.

Bạn đọc có thể xem thêm bài viết về gỗ ghép để hiểu rõ ưu nhược điểm của chúng.

Ứng dụng của gỗ cao su ghép trong nội thất

Với tuổi thọ sản phẩm trung bình từ 3 đến 5 năm. Loại gỗ này đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên giá rẻ của nhiều gia đình. Đặc tính ít co giãn cũng là yếu tố để sản xuất các đồ vật nội thất như bàn ghế ăn, kệ tủ, giường ngủ,…

Lưu ý, đồ nội thất gỗ cao su không thích hợp sử dụng ngoài trời. Vì mưa có thể làm trôi hóa chất bảo vệ từ gỗ khiến sản phẩm bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Độ ấm cao cũng khiến gỗ bị cong vênh mối mọt.

Dưới đây là một số hình ảnh ứng dụng của gỗ cao su trong nội thất:

ban-tu-go-cao-su
Bàn học đơn giản, rẻ, đẹp từ ván cây cao su
bo-ban-ghe-gam-mau-nau-nhat-dep-mat
Bộ bàn ghế ngồi ăn gam màu nhẹ nhàng, trẻ trung
thiet-ke-do-noi-that-tu-go-cao-su
Các sản phẩm phổ biến từ gỗ Rubber
lat-san-tu-go-ghep
Lát sàn gỗ ghép cho phòng ngủ

Gỗ cao su giá bao nhiêu?

Tùy vào nguồn cung cũng như thời gian nhất định mà giá gỗ cao su sẽ giao động từ 4 triệu – 7 triệu đồng/1m3. Tại các đơn vị chuyên cung cấp loại gỗ này sẽ có bảng giá cụ thể cho từng loại. Bạn đọc nếu muốn biết rõ có thể liên hệ với nhà cung cấp uy tín để xem giá nhé.

Vừa rồi là những thông tin tổng quát về tấm gỗ cao su đang rất phổ biến trong nội thất. Đây thực sự là dòng sản phẩm có thể dễ dàng ứng dụng cho nhiều ngôi nhà. Mức chi phí cũng rất vừa phải để chúng ta có thể đầu tư.

Để xem thêm các thiết kế cho căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự. Mời bạn đọc tìm kiếm tại website của HOMY Việt Nam. Liên hệ ngay nếu như bạn đang có nhu cầu về thiết kế thi công nhé!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 091 726 6996 hoặc đăng ký hẹn gặp kiến trúc sư TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn về thiết kế và thi công nội thất, quý khách có thể chat với tư vấn viên qua Zalo TẠI ĐÂY.

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments