Gỗ công nghiệp phủ Melamine, Laminate, Acrylic, Sơn bệt và Veneer là chất liệu phổ biến cho nội thất hiện nay. Phân biệt 5 loại bề mặt phủ như thế nào? Ưu – nhược điểm và ứng dụng của từng loại?
Xem nhanh
Bề mặt Melamine
Melamine là gì?
Melamine là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày ~0,1mm. Cấu tạo gồm 2 lớp:
- Lớp keo nhựa Melamine trong suốt: giúp bảo vệ lớp giấy phim và cốt gỗ bằng khả năng chống trầy xước, chống thấm nước và chống mài mòn.
- Lớp giấy phim: là lớp trang trí, tạo màu sắc và vân gỗ cho bề mặt Melamine.
Ưu điểm
- Đa dạng màu sắc/vân gỗ để lựa chọn
- Không phai màu, không thấm nước
- Giá thành rẻ nhất trong các loại bề mặt phủ
Nhược điểm
- Melamine rất mỏng chỉ ~0,1mm nên khả năng chịu xước kém
- Không phủ được lên cốt gỗ có đường cong.
Ứng dụng
Giá thành rẻ cùng chất lượng tầm trung, Melamine thường được lựa chọn sản xuất nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện, chung cư giá rẻ.
Bề mặt Laminate
Laminate là gì?
Laminate cũng là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày cao hơn Melamine. Độ dày của Laminate từ 0.5 – 1mm. Cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp Overlay: Là lớp màng phủ, được làm từ Cellulose tinh khiết với tính năng chống thấm nước, chống trầy xước và chống ẩm mốc.
- Lớp Decorative Paper: Là lớp giấy thẩm mỹ, thể hiện màu sắc, hoa văn và đường vân gỗ. In trên giấy film đặc biệt và ép dưới lượng nhiệt 220 độ C, giúp đảm bảo màu sắc, hoa văn liên kết chặt chẽ với nhau và không bị phai màu theo thời gian.
- Lớp Kraft Paper: Là lớp giấy nền. Kết hợp các hạt giấy và hóa chất, đem nén dưới nhiệt độ cao tạo nên những lớp giấy nền dai, chắc chắn và bền bỉ.
>> Tìm hiểu thêm về gỗ công nghiệp phủ phủ Laminate
Laminate độ dày 0,5mm có khả năng uốn cong theo bề mặt cốt gỗ. Bao phủ lên những nội thất có thiết kế đường cong mềm mại mà bề mặt Melamine không làm được. Tuy nhiên, Laminate độ dày > 0,5mm không có khả năng uốn cong.
Ưu điểm
- Đa dạng màu sắc, họa tiết: Laminate với gần 1000 mã màu từ đơn sắc, vân gỗ, vân đá, giả da cho đến màu 3D
- Có thể phủ được trên nội thất có thiết kế đường cong
- Bao phủ dày dặn và chắc chắn, Laminate chịu xước rất tốt
- Chịu nhiệt, chịu nước, chịu hóa chất tốt
>> Xem thêm ứng dụng của Laminte trong thiết kế nội thất hiện đại
Nhược điểm
- Giá thành cao, cao hơn rất nhiều so với Melamine.
Ứng dụng
Bền đẹp, đa dạng màu sắc cùng nhiều tính năng ưu việt, Laminate thường được lựa chọn làm bề mặt phủ sàn gỗ, tủ bếp, tủ quần áo, cửa ra vào.
>> Xem thêm một số mẫu tủ quần áo gỗ công nghiệp tại đây
Bề mặt Acrylic
Acrylic là gì?
Acrylic hay còn gọi là Mica, là 1 loại nhựa cao cấp, tinh chế từ dầu mỏ theo công nghệ Đức. Acrylic là chất liệu thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng. Tính đàn hồi và độ dẻo dai cao, Acrylic dễ dàng uốn cong để phủ lên nội thất có thiết kế tạo hình.
Ưu điểm
- Với ~50 tông màu từ màu trơn cho đến vân gỗ, vân đá, Acrylic giúp bạn thoải mái lựa chọn màu sắc yêu thích.
- Bề mặt láng mịn, ít bám bụi, dễ lau chùi
- Chống tia UV: đặc điểm nổi bật của Acrylic là chống được tia UV, nội thất phủ Acrylic sẽ không bị phai màu dù tiếp xúc dưới ánh sáng trực tiếp.
- Bao phủ dày dặn và chắc chắn, Laminate chịu lực, chịu trầy xước tốt
- Chịu nhiệt, chịu nước, chịu hóa chất tốt
- Có thể phủ được trên nội thất có thiết kế đường cong
- Acrylic sáng bóng, đêm đến không gian sự sang trọng và hiện đại
Nhược điểm
- Giá thành rất cao, cao hơn Laminate
- Bóng mịn, sang trọng và hiện đại, Acrylic không phù hợp với phong cách cổ điển và tân cổ điển
- Chống trầy xước tốt, nhưng với bề mặt sáng bóng, nếu bị làm xước bề mặt Acrylic rất mất thẩm mỹ.
Ứng dụng
Bắt mắt, sáng trọng, thân thiện môi trường cùng nhiều tính năng vượt trội, Acrylic thường ứng dụng nội thất phòng khách như kệ tivi, vách ngăn, tủ bếp,….
Bề mặt Sơn bệt
Sơn bệt là gì?
Sơn bệt nghĩa là tiến hành sơn lót, trà nhám và sơn màu lên bề mặt gỗ công nghiệp. Bạn có thể kết hợp đuợc những màu sắc yêu thích ngay trên 1 món đồ nội thất, mang đến những phòng ốc đậm cá tính riêng cho người sử dụng.
Một ưu điểm nổi bật của bề mặt sơn, đó là có thể phủ lên nội thất có chạm khắc đường nét, hoa văn mà các bề mặt phủ còn lại không làm được.
>> Tìm hiểu về đồ nội thất phủ sơn bệt
Lưu ý gì khi lựa chọn bề mặt sơn bệt?
Nên lưu ý lựa chọn loại sơn uy tín và chất lượng sơn lên bề mặt gỗ, điều này giúp nội thất sơn bền màu và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Inchen là 1 trong những dòng sơn thân thiện môi trường, bền màu, chống xước và chống ẩm tốt.
Tay nghề của thợ sơn cũng là điều đặc biệt quan tâm. Thợ sơn giàu kinh nghiệm, nắm chắc kỹ thuật pha sơn tiêu chuẩn sẽ mang đến những màu sơn đẹp và chuẩn xác với mong muốn khách hàng.
Bề mặt Veneer
Veneer là gì?
Veneer là 1 lớp gỗ tự nhiên mỏng. Lạng mỏng gỗ cao su, gỗ mít, gỗ xoan, gỗ sồi,… thành những lớp có độ dày từ 0,3 – 0,6mm để bao phủ cốt gỗ công nghiệp. Veneer là giải pháp cho những ai yêu thích vẻ đẹp của gỗ tự nhiên nhưng có nguồn kinh tế hạn hẹp.
Ưu điểm
- Sở hữu nội thất có đuờng vân gỗ chân thực với giá thành rẻ
- Chống cong vênh, mối mọt
- Thân thiện với môi trường
- Có thể phủ được trên nội thất có thiết kế đường cong
Nhược điểm
- Chịu nhiệt, chịu nước kém
- Dễ xây xát, sứt mẻ
Ứng dụng
Bề mặt là những đường vân gỗ đẹp, lịch sự và sang trọng, Veneer thường được sử dụng đa dạng: làm ốp tường, làm vách ngăn phân chia không gian tại văn phòng làm việc, nội thất cơ quan, nội thất gia đình.
Gỗ công nghiệp phủ Melamine, Laminate, Acrylic, Sơn bệt và Veneer, mỗi bề mặt phủ có cấu tạo và ưu – nhược điểm và giá thành khác nhau. Xác định rõ nhu cầu của bạn để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Tìm hiểu rõ hơn về Gỗ công nghiệp tại đây
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 091 726 6996 hoặc đăng ký hẹn gặp kiến trúc sư TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn về thiết kế và thi công nội thất, quý khách có thể chat với tư vấn viên qua Zalo TẠI ĐÂY.