Ra đời vào cuối thế kỉ 18, vẫn thừa hưởng lối kiến trúc Hy Lạp, nhưng có nét thay đổi đáng kể, chống lại trường phái cổ điển xa hoa, lộng lẫy. Kiến trúc tân cổ điển không chú trọng vào họa tiết, màu sắc hay lối chơi hình khối. Nó chỉ đơn thuần là các bức tường một màu tinh khiết, những điểm xuyết, một số gờ chỉ trang trí.

Đặc biệt ở phong cách tân cổ điển, theo các kiến trúc sư, thường hay chú ý đến tỉ lệ vàng khi ngăn chia các ô, các mảng. Đây là chìa khóa của vẻ đẹp nghệ thuật, mang tới những cái nhìn hài hòa về đường nét, không gian. Dù rằng người xem không am hiểu về kiến trúc, cũng sẽ bị cuốn hút một cách tự nhiên.

 

Như đã giới thiệu, phong cách tân cổ điển đặc biệt quan tâm về tỉ lệ vàng. Hình khối kiến trúc luôn cân đối, trang trọng và được biến tấu đa dạng để phù hợp với không gian nhà phố, chung cư.

Kiến trúc tân cổ điển có sự tổng hòa, chắt lọc các chi tiết, khiến không gian rất tinh tế, thanh cao mà không bị rối tạp. Phong cách tân cổ điển không khiến người ta choáng ngợp mà thu hút từ từ bằng sự nhẹ nhàng, cân xứng trong từng mảng không gian.

Để cho ra đời một thiết kế tân cổ điển không hề dễ, đòi hỏi các KTS tính toán kỹ lưỡng từ chất liệu, tỉ lệ đế, cột, đầu phào,… để tránh sự rườm rà.

Sự sang trọng, thanh tao của các mặt phẳng, đường cong, màu sắc hay sự cân xứng đến kinh ngạc của các mảng, các khu chính là điều làm nên sức quyến rũ riêng cho phong cách này.

 

Vàng và trắng là hai gam màu sử dụng nhiều cho phong cách nội thất tân cổ điển. Màu trắng sẽ giúp các chi tiết nội thất trở nên lung linh, lộng lẫy hơn. Còn màu vàng sẽ tạo thêm điểm nhấn cho căn nhà.

Các màu sắc khác cũng được đưa vào linh hoạt như xanh ngọc, xanh dương,… tạo ra cái nhìn mới mẻ cho phong cách này. Kết hợp với hệ ánh sáng vàng sẽ tôn không gian sang trọng, ấm cúng hơn.

Nói đến chất liệu của tân cổ điển, không sai khi dùng từ “đẳng cấp”. Ngay từ bản phác thảo, các KTS đã phải tính toán tỉ mỉ các nguyên vật liệu đưa vào để toát lên vẻ sang trọng. Các chất liệu thường thấy đó là gỗ, đá, da, nhung, hoa cương. Chúng được chế tác rất cầu kỳ và sắp đặt cẩn thận, không được sai sót.

Giá thành của chúng cũng không hề rẻ, đều là nội thất cao cấp, nhập khẩu từ nước ngoài. Khi lựa chọn các phào chỉ, cột, cẩm, chất liệu làm cổng, phong cách tân cổ điển đã sở hữu một vẻ đẹp đầy chất thượng lưu.

Để khẳng định thêm đẳng cấp, các đồ thủ công (làm hoàn toàn bằng tay) cũng được ưu ái cho căn nhà. Vì thế phong cách tân cổ điển thường có giá thành cao hơn các phong cách khác, bù lại, nó sẽ đem đến sự tinh tế vượt trội cho không gian sống.

Thiết kế tân cổ điển thổi hồn cho căn nhà mang vẻ đẹp xa hoa, quyền quý. Nó không khiến người ta choáng ngợp từ cái nhìn đầu tiên mà ghi dấu ấn bởi từng chi tiết nhỏ. Điển hình như phòng khách, điểm tô bằng những chiếc sofa, ghế tựa, đèn chùm,… trạm trổ rất tinh xảo.

Phòng ngủ bố trí những chất liệu mềm mại như nhung, bông gòn, gối da cao cấp,… vừa tạo điểm nhấn, vừa tạo sự thoải mái, dễ chịu cho gia chủ khi trở về nhà nghỉ ngơi.

Thậm chí, KTS có thể thêm vào những góc không gian riêng thể hiện cá tính thượng lưu của người sử dụng như: bể cá cảnh, giếng trời, sân vườn, bể bơi,…

Các chi tiết phào, chỉ phân chia nhiều mảng, miếng, kết hợp hoàn hảo với đồ nội thất cao cấp làm mỗi căn nhà tân cổ điển đều khoác lên mình vẻ chỉn chu, ấn tượng từ ngoài vào trong.

Phong cách tân cổ điển luôn có sự trường tồn với thời gian, nó trường tồn không chỉ vì chất liệu cao cấp, mà còn bởi tính thẩm mỹ cao và tỉ mỉ trong mỗi thiết kế. Bắt gặp một căn nhà sở hữu phong cách này, không khó để đoán định cái gu của người sở hữu – một ‘con mắt’ có thẩm mỹ cao và đầy tinh tế.

Ngược lại sự phát triển của thị trường sản xuất nội thất làm cho giá thành tương đối bình ổn. Phong cách tân cổ điển vì thế mà cũng phổ biến với nhiều người hơn. Chỉ với chi phí nhỉnh hơn một chút, những căn chung cư, nhà phố, nhà có diện tích nhỏ cũng có thể lựa chọn phong cách tân cổ điển.

Ra đời vào cuối thế kỉ 18, vẫn thừa hưởng lối kiến trúc Hy Lạp, nhưng có nét thay đổi đáng kể, chống lại trường phái cổ điển xa hoa, lộng lẫy. Kiến trúc tân cổ điển không chú trọng vào họa tiết, màu sắc hay lối chơi hình khối. Nó chỉ đơn thuần là các bức tường một màu tinh khiết, những điểm xuyết, một số gờ chỉ trang trí. Đặc biệt phong cách tân cổ điển, theo các kiến trúc sư, thường hay chú ý đến tỉ lệ vàng khi ngăn chia các ô, các mảng. Đây là chìa khóa của vẻ đẹp nghệ thuật, mang tới những cái nhìn hài hòa về đường nét, không gian. Dù rằng người xem không am hiểu về kiến trúc, cũng sẽ bị cuốn hút một cách tự nhiên.

Như đã giới thiệu, phong cách tân cổ điển đặc biệt quan tâm về tỉ lệ vàng. Hình khối kiến trúc luôn cân đối, trang trọng và được biến tấu đa dạng để phù hợp với không gian nhà phố, chung cư.

Kiến trúc tân cổ điển có sự tổng hòa, chắt lọc các chi tiết, khiến không gian rất tinh tế, thanh cao mà không bị rối tạp. Phong cách tân cổ điển không khiến người ta choáng ngợp mà thu hút từ từ bằng sự nhẹ nhàng, cân xứng trong từng mảng không gian.

Để cho ra đời một thiết kế tân cổ điển không hề dễ, đòi hỏi các KTS tính toán kỹ lưỡng từ chất liệu, tỉ lệ đế, cột, đầu phào,… để tránh sự rườm rà.

Sự sang trọng, thanh tao của các mặt phẳng, đường cong, màu sắc hay sự cân xứng đến kinh ngạc của các mảng, các khu chính là điều làm nên sức quyến rũ riêng cho phong cách này.

Vàng và trắng là hai gam màu sử dụng nhiều cho phong cách nội thất tân cổ điển. Màu trắng sẽ giúp các chi tiết nội thất trở nên lung linh, lộng lẫy hơn. Còn màu vàng sẽ tạo thêm điểm nhấn cho căn nhà.

Các màu sắc khác cũng được đưa vào linh hoạt như xanh ngọc, xanh dương,… tạo ra cái nhìn mới mẻ cho phong cách này. Kết hợp với hệ ánh sáng vàng sẽ tôn không gian sang trọng, ấm cúng hơn.

Nói đến chất liệu của tân cổ điển, không sai khi dùng từ “đẳng cấp”. Ngay từ bản phác thảo, các KTS đã phải tính toán tỉ mỉ các nguyên vật liệu đưa vào để toát lên vẻ sang trọng. Các chất liệu thường thấy đó là gỗ, đá, da, nhung, hoa cương. Chúng được chế tác rất cầu kỳ và sắp đặt cẩn thận, không được sai sót.

Giá thành của chúng cũng không hề rẻ, đều là nội thất cao cấp, nhập khẩu từ nước ngoài. Khi lựa chọn các phào chỉ, cột, cẩm, chất liệu làm cổng, phong cách tân cổ điển đã sở hữu một vẻ đẹp đầy chất thượng lưu.

Để khẳng định thêm đẳng cấp, các đồ thủ công (làm hoàn toàn bằng tay) cũng được ưu ái cho căn nhà. Vì thế phong cách tân cổ điển thường có giá thành cao hơn các phong cách khác, bù lại, nó sẽ đem đến sự tinh tế vượt trội cho không gian sống.

Thiết kế tân cổ điển thổi hồn cho căn nhà mang vẻ đẹp xa hoa, quyền quý. Nó không khiến người ta choáng ngợp từ cái nhìn đầu tiên mà ghi dấu ấn bởi từng chi tiết nhỏ. Điển hình như phòng khách, điểm tô bằng những chiếc sofa, ghế tựa, đèn chùm,… trạm trổ rất tinh xảo.

Phòng ngủ bố trí những chất liệu mềm mại như nhung, bông gòn, gối da cao cấp,… vừa tạo điểm nhấn, vừa tạo sự thoải mái, dễ chịu cho gia chủ khi trở về nhà nghỉ ngơi.

Thậm chí, KTS có thể thêm vào những góc không gian riêng thể hiện cá tính thượng lưu của người sử dụng như: bể cá cảnh, giếng trời, sân vườn, bể bơi,…

Các chi tiết phào, chỉ phân chia nhiều mảng, miếng, kết hợp hoàn hảo với đồ nội thất cao cấp làm mỗi căn nhà tân cổ điển đều khoác lên mình vẻ chỉn chu, ấn tượng từ ngoài vào trong.

Phong cách tân cổ điển luôn có sự trường tồn với thời gian. Nó trường tồn không chỉ vì chất liệu cao cấp, mà còn bởi tính thẩm mỹ cao và tỉ mỉ trong mỗi thiết kế. Bắt gặp một căn nhà sở hữu phong cách này, không khó để đoán định cái gu của người sở hữu – một ‘con mắt’ có thẩm mỹ cao và đầy tinh tế.

Ngược lại sự phát triển của thị trường sản xuất nội thất làm cho giá thành tương đối bình ổn. Phong cách tân cổ điển vì thế mà cũng phổ biến với nhiều người hơn. Chỉ với chi phí nhỉnh hơn một chút, những căn chung cư, nhà phố, nhà có diện tích nhỏ cũng có thể lựa chọn phong cách tân cổ điển.