banner-mobile-dongduong
Phong cách Đông Dương - Ảnh Banner
Phong cách đông dương là gì

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là lối kiến trúc lộng lẫy nhất thời Viễn Đông vào khoảng đầu thế kỉ XX. Du nhập từ Pháp vào thời thuộc địa, phong cách Đông Dương được người Việt cải biến để phù hợp với khí hậu, văn hóa, lối sống riêng.

Phong cách này lưu giữ dấu ấn rất riêng, vẻ thanh lịch, xưa cũ mà đầy ấn tượng. Những ai lựa chọn phong cách này thường là người có chiều sâu tinh tế về nghệ thuật, kiến trúc, không gian.

Phong cách Đông Dương - Ảnh F
Điểm nổi bật của phong cách Đông Dương
Nguyên tắc chung của phong cách Đông Dương

Thiết kế theo phong cách Đông Dương cần đảm bảo sự đối xứng. Các vật liệu sẽ bền vững và kết hợp chặt chẽ với nhau để đối phó trước khí hậu nhiệt đới nóng nực tại nước ta.

Hành lang là yếu tố quan trọng trong tổ chức không gian Đông Dương, tạo độ sâu cho mỗi công trình, vừa là trục di chuyển chính, vừa là bộ lọc thông minh chống nóng, làm mát và thoát ẩm.

Khác với phong cách Á Đông, phong cách Đông Dương mang những nét độc đáo riêng nhờ dấu ấn tân cổ điển Pháp và sự tiếp thu kiến trúc bản địa. Phong cách này chính là dư âm cổ kính, sâu đậm nhất về một thời giao thoa văn hóa ấn tượng.

Phong cách Đông Dương - Mobile 1
Phong cách Đông Dương là dư âm cổ kính, sâu đậm nhất về một thời giao thoa văn hóa ấn tượng.
Màu Sắc trong phong cách Đông Dương

Phong cách Đông Dương ngày càng biến tấu bằng những gam màu trẻ trung, hiện đại. Màu xanh lá, xanh dương, nâu đặt cạnh nhau cho cảm giác mát mẻ. Các màu vàng nhạt, kem, trắng được ưa chuộng nhờ sự tinh khiết, nhẹ nhàng. Kết hợp các tone màu trung tính của gỗ, đồ mây tre đan, họa tiết sàn gạch bông khiến không gian lúc nào cũng tràn đầy màu sắc.

Phong cách Đông Dương - Ảnh 9
Vật liệu sử dụng trong phong cách Đông Dương
Phong cách Đông Dương thể hiện tinh thần ngôi nhà, yếu tố tâm linh và quan niệm dân gian. Nếu đủ tinh tế, sẽ thấy rằng họa tiết truyền thống Việt được đưa vào cách điệu tỉ mit và có giá trị nghệ thuật cao.

Vật liệu của phong cách Đông Dương luôn thể hiện tinh thần ngôi nhà, yếu tố tâm linh và quan niệm dân gian. Dễ thấy nhất là đồ mỹ nghệ. Từng chi tiết điêu khắc như: con giống, lạc long, thủy quái, đấu đao, tứ linh đều mang sức hấp dẫn về mặt văn hóa phương Đông. Các đồ mỹ nghệ nội thất như sập gụ tủ chè, câu đối sơn son thiếp vàng,… đều có những nét điêu khắc tinh xảo.

Sẽ không còn là phong cách Đông Dương nếu thiếu gạch bông. Đây là vật liệu đa dạng về màu sắc, hoa văn lại có độ bền cao, sáng bóng, làm mát nhà trong mùa hè.

Nếu đủ tinh tế, sẽ thấy rằng họa tiết truyền thống Việt được đưa vào như hình kỉ hà, hình chữ nhật, hình cây, hình hoa lá, hình tĩnh vật… cách điệu tỉ mỉ và có giá trị nghệ thuật cao.

Phong cách Đông Dương - Mobile
Cách bày trí nội thất trong phong cách Đông Dương

Trong phong cách Đông Dương, phong thủy là yếu tố không thể bỏ qua. Sử dụng và bày trí công trình phải đối xứng theo một trục trung tâm, có trật tự và có đôi có cặp: tượng Phật, hoa sen, câu đối, hòn non bộ,…

Rất dễ bắt gặp giếng trời hoặc khoảng sân nhỏ ngay bên trong những ngôi nhà Đông Dương, với tác dụng cung cấp ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ không gian.

Ảnh hưởng từ tính tôn nghiêm của Phật giáo khiến phong cách này trở nên đặc biệt, giúp gia chủ luôn thấy thanh tịnh, dưỡng khí trong mỗi góc không gian.

Điểm độc đáo của phong cách Đông Dương

KTS Ernest Hébrard – được cho là ‘cha đẻ’ của phong cách Đông Dương. Ông đã khai thác văn hóa phương Đông, khiến kiến trúc Pháp trở nên hòa hợp hơn với cảnh quan, khí hậu. Ông thêm vào nhiều lớp mái kiểu Á Đông, cửa sổ che bởi những ô văng chéo tránh nắng và kiểu hình trồng rường giả gỗ đặc trưng cho kiến trúc đền chùa.

Mặt bằng mỗi công trình vẫn nhấn mạnh khu vực sảnh và cầu thang trung tâm, kiến trúc không gian đối xứng với hai bên là thư viện và giảng đường. Tiêu biểu như: Nhà Hát lớn Hà Nội, khách sạn Park Hyatt Sài Gòn, bưu điện TP.HCM,…

Ưu điểm của phong cách Đông Dương

Trong xã hội hiện đại, khi mọi thứ trở nên xô bồ, căn nhà Indochine như chốn bình yên, nơi gia chủ tận hưởng lối kiến trúc mang đậm hơi thở hoài cổ.

Thiết kế tinh tế mà vẫn đảm bảo công năng, đặc biệt với thiết kế cửa lá sách giúp căn nhà mát mẻ tự nhiên vào mùa hè, ấm áp hơn vào mùa đông.

Phong cách Đông Dương - M4
1-so-goi-y-

Phong cách Đông Dương đòi hỏi sự tinh tế với những hoa văn phức tạp, nếu xử lý không khéo thì rất dễ bị cho là “quê mùa”. Cùng tham khảo một số gợi ý sau tạo nên một căn nhà hoàn hảo theo phong cách này.

  1. Lựa chọn các đồ gỗ tự nhiên kết hợp với màu sắc trung hòa, tính ứng dụng cao và đặc biệt đem là cảm giác thoải mái nó đem lại cho những người xung quanh.
  2. Sử dụng những hoa văn, họa tiết nhiều chi tiết, cầu kỳ và phức tạp. Cách sử dụng này để tái hiện lại những không gian thời cổ, đậm chất truyền thống hoặc sử dụng để tạo điểm nhấn trong các không gian nội thất đơn giản.
  3. Kết hợp nội thất như: đồ gỗ, gốm sứ, mây tre cói làm vật trang trí tạo sự mềm mại, thanh thoát cho căn nhà.
  4. Thiết kế những khoảng giếng trời vừa mang ánh sáng tự nhiên, vừa tạo khoảng không thư giãn cho căn nhà.
  5. Chú ý tới sự đối xứng, tránh đưa quá nhiều nội thất không liên quan để tránh sự phô trương, mất thẩm mỹ cho căn nhà.
Phong cách Đông Dương - M5

Trên đây là những đặc điểm nổi bật nhất của phong cách thiết kế Đông Dương. Hi vọng thông qua bài viết này, HOMY giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức về phong cách này.

Nếu bạn cũng yêu thích phong cách Đông Dương và muốn tìm một đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín, HOMY chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói. Do đó giúp tiết kiệm thời gian tối đa và chi phí phát sinh cho khách hàng, giúp gia đình bạn tạo nên một không gian sống tiện nghi, đẳng cấp, phù hợp với khoản đầu tư của mình.