4 lưu ý trước khi thiết kế phòng bếp để tránh rắc rối sau này

Nhiều gia đình sau khi thiết kế bếp phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong quá trình sử dụng. Do đó, các gia chủ hãy lưu ý tới những điểm sau trước khi thiết kế để tránh những phiền phức sau này.

Xác định rõ những nhu cầu cần thiết của căn bếp

Một không gian phòng bếp được bố trí hợp lý sẽ giúp quá trình nấu ăn trở lên dễ dàng và vui vẻ hơn. Do đó, hãy xác định rõ những nhu cầu trong hiện tại và tương lai có thể có là điều vô cùng quan trọng.

Căn bếp của gia đình bạn chỉ sử dụng để nấu nướng hay thiết kế tích hợp phòng ăn và bếp? Nếu chúng chỉ phục vụ nhu cầu nấu nướng thì diện tích để đặt tủ, đồ dùng được mở rộng hơn. Sử dụng bếp chữ L, chữ U hay bố trí song song đều được.

Tuy nhiên, hãy lưu ý quy tắc tam giác giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa. Tam giác không nên quá hẹp hay quá rộng, mỗi cạnh nằm trong khoảng từ 3,6 đến 7m.

Nếu bạn muốn bếp có cả bàn ăn thì cần tạo khoảng trống rộng rãi giữa khu vực nấu ăn và bàn ăn để tránh bất tiện trong quá trình di chuyển.

Đối với những gia đình thiết kế bếp thông phòng khách cần chú ý hơn về vấn đề thông gió, hút mùi để quá trình nấu ăn không bị ám mùi.

Xác định thói quen sử dụng của các thành viên trong gia đình

Thói quen sử dụng ảnh hưởng đến các hành vi và các món đồ nội thất. Với những thói quen nấu nướng đơn giản, ưu tiên sự tiện dụng, gia chủ nên bố trí nội thất càng đơn giản càng tốt. Có thể lựa chọn những chiếc tủ mở nhấn mở hoặc đóng mở bằng điện thay vì tay nắm để thuận tiện hơn.

Với những gia chủ cầu kỳ hơn trong việc chế biến món ăn, nhiều nguyên liệu cần bảo quản thì nên sử dụng thêm các tủ đồ khô để tiện phân loại, lưu trữ.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần xác định những đồ dùng hoặc khu vực trong căn bếp được sử dụng nhiều nhất. Bố trí những thiết bị và vật dụng vào 1 khu vực, như thế sẽ giúp quá trình nấu nướng và dọn dẹp trở nên nhan chóng hơn.

Nếu gia đình có người cao tuổi sử dụng bếp, gia chủ nên bố trí đồ đạc hay sử dụng trong các tủ ngăn kéo tầm trung. Những ngăn kéo này nên được nằm ở vị trí ngang lưng, giảm thiếu việc phải với và cúi xuống ảnh hưởng tới hệ xương khớp.

Với gia đình có trẻ nhỏ, nên lắp đặt nội thất không tay nắm để bé không bị va chạm khi giúp ba mẹ nấu ăn. Những vật dụng nguy hiểm như dao kéo nên có vị trí để xa tầm với để tránh sự chú ý, tò mò của bé.

Tận dụng tối đa không gian

Chúng ta có thể tận dụng các không gian trống trong bếp để lưu trữ các vật dụng hợp lý, đặc biệt là đối với những phòng bếp nhỏ. Góc bếp có thể làm ngăn kéo, đồ dùng như bát, đũa, thìa, dao, thớt,….

Chia nhỏ không gian tủ bếp bằng các ngăn kéo là cách nhanh nhất để giúp tận dụng khoảng trống lưu trữ, giúp tối ưu diện tích trong tủ bếp của gia đình.

Chọn nội thất, phụ kiện phù hợp

Các món đồ nội thất trong nhà bếp bao gồm cả bàn ăn, ghế ăn và tủ kệ nếu có. Vậy nên, với phòng bếp nhỏ, hãy lựa chọn bàn, tủ bếp tiết kiệm không gian kết hợp cùng bàn thông minh và ghế gấp để có thêm diện tích cho căn nhà.

Đối với những khôn gian bếp rộng, gia chủ nên tính toán đến tỉ lệ các món đồ nội thất sao cho phù hợp, cân đối với nhau. Tranh mua những món đồ quá lớn hoặc quá nhỏ làm mất cân đối.

Bên cạnh đó, các phụ kiện nội thất cũng rất quan trọng, ảnh hưởng tới trải nghiệm và độ bền trong quá trình sử dụng. Hãy đầu tư cho những phụ kiện tủ bếp chính hãng, đến từ các thương hiệu uy tín như Blum, Haffele hay Hettich,… để có chất lượng tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 091 726 6996 hoặc đăng ký hẹn gặp kiến trúc sư TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn về thiết kế và thi công nội thất, quý khách có thể chat với tư vấn viên qua Zalo TẠI ĐÂY.

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments