Nguyên tắc thiết kế tủ bếp tối ưu công năng sử dụng

Một gian bếp thông thường được sử dụng trong khoảng 20 năm. Bởi vậy, khi thiết kế phòng bếp, ngoài yếu tổ thẩm mỹ, giả chủ cần phải chú trọng tới bố cục, đảm bảo tối ưu công năng khi sử dụng.

Nguyên tắc “luồng công việc”

Dựa trên kinh nghiệm thiết kế và thi công tủ bếp cho nhiều hộ gia đình, việc tối ưu quãng đường di chuyển của người làm bếp được rút ngắn khiến cho công việc nấu nướng thuận tiện hơn.

Phòng bếp được thiết kế theo nguyên tắc này sẽ phân chia thành năm khu vực riêng biệt sắp xếp theo thứ từ trái qua phải như sau:

  • Khu vực chứa thực phẩm (đặt tủ lạnh và khoang lưu trữ thực phẩm khô)
  • Khu vật dụng (bát đĩa, thìa, cốc chén, ly tách)
  • Khu rửa (Máy rửa bát, chậu rửa và dụng cụ vệ sinh)
  • Khu sơ chế (Vật dụng nấu, dao kéo, các loại gia vị và thiết bị điện)
  • Khu nấu (Bếp nấu, lo vi sóng, lò nướng, máy hút mùi và các vật dụng để nấu ăn)
nguyen tac luong cong viec tu bep
Hình minh họa tủ bếp chữ L được áp dụng theo nguyên tắc “luồng công việc”

Nếu như không gian căn bếp được sắp xếp theo nguyên tắc “luồng công việc”, gia chủ có thể tiết kiệm được 20% tổng quãng đường và thời gian di chuyển trong quá trình làm bếp.

Với lối bố trí tủ bếp như trên, người sử dụng sẽ dễ dàng thao tác, chế biến, nấu nướng và hạn chế đến mức thấp nhất việc phải di chuyển “chéo”.

Ngoài ra, để cho phòng bếp được rộng rãi hơn, đồ dùng làm bếp cũng nên được sắp xếp khoa học và gọn gàng theo thói quen sử dụng của mỗi người

Các điểm lưu ý trong thiết kế phòng bếp

Cùng với nguyên tắc “luồng công việc”, chủ nhà cũng cần lưu ý một số yếu tố góp phần tạo nên không gian phòng bếp rộng rãi, gọn gàng, tiên nghi bao gồm

  • Sử dụng nội thất nhà bếp nhỏ gọn, vừa vặn.
  • Tận dụng các khoảng trống, khoảng âm tường, tủ bếp để gia tăng diện tích lưu trữ.
  • Màu sắc hài hòa, tạo cảm giác sạch sẽ
  • Sử dụng các món đồ nội thất, phụ kiện nhà bếp thông minh, tích hợp, tiết kiệm diện tích.
  • Sắp đặt đồ đạc hay dùng theo hướng thuận tiện, gọn gàng và tối giản đồ vật trên kệ bếp tạo cảm giác thông thoáng.
  • Thiết kế hệ thống điện nước phù hợp, thuận tiện để sử dụng.
nguyen tac luong cong viec tu bep 2
Minh họa cách sắp xếp đồ dùng trong bếp theo thứ tự các vị trí tương ứng với thói quen sử dụng cá nhân.

Trên đây mà một số nguyên tắc và lưu ý trong quá trình thiết kế phòng bếp để tạo nên không gian sống thẩm mỹ, tiện ích và tối ưu hóa công năng trong quá trình sử dụng. Trong quá trình thiết kế, KTS cùng gia chủ sẽ khảo sát diện tích, nhu cầu sử dụng để giúp bạn đưa ra phương án tối ưu, phù hợp nhất cho phòng bếp của gia đình.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nguyên tắc thiết kế tủ bếp tối ưu công năng sử dụng

Một gian bếp thông thường được sử dụng trong khoảng 20 năm. Bởi vậy, khi thiết kế phòng bếp, ngoài yếu tổ thẩm mỹ, giả chủ cần phải chú trọng tới bố cục, đảm bảo tối ưu công năng khi sử dụng.

Nguyên tắc “luồng công việc”

Dựa trên kinh nghiệm thiết kế và thi công tủ bếp cho nhiều hộ gia đình, việc tối ưu quãng đường di chuyển của người làm bếp được rút ngắn khiến cho công việc nấu nướng thuận tiện hơn.

Phòng bếp được thiết kế theo nguyên tắc này sẽ phân chia thành năm khu vực riêng biệt sắp xếp theo thứ từ trái qua phải như sau:

  • Khu vực chứa thực phẩm (đặt tủ lạnh và khoang lưu trữ thực phẩm khô)
  • Khu vật dụng (bát đĩa, thìa, cốc chén, ly tách)
  • Khu rửa (Máy rửa bát, chậu rửa và dụng cụ vệ sinh)
  • Khu sơ chế (Vật dụng nấu, dao kéo, các loại gia vị và thiết bị điện)
  • Khu nấu (Bếp nấu, lo vi sóng, lò nướng, máy hút mùi và các vật dụng để nấu ăn)
nguyen tac luong cong viec tu bep
Hình minh họa tủ bếp chữ L được áp dụng theo nguyên tắc “luồng công việc”

Nếu như không gian căn bếp được sắp xếp theo nguyên tắc “luồng công việc”, gia chủ có thể tiết kiệm được 20% tổng quãng đường và thời gian di chuyển trong quá trình làm bếp.

Với lối bố trí tủ bếp như trên, người sử dụng sẽ dễ dàng thao tác, chế biến, nấu nướng và hạn chế đến mức thấp nhất việc phải di chuyển “chéo”.

Ngoài ra, để cho phòng bếp được rộng rãi hơn, đồ dùng làm bếp cũng nên được sắp xếp khoa học và gọn gàng theo thói quen sử dụng của mỗi người

Các điểm lưu ý trong thiết kế phòng bếp

Cùng với nguyên tắc “luồng công việc”, chủ nhà cũng cần lưu ý một số yếu tố góp phần tạo nên không gian phòng bếp rộng rãi, gọn gàng, tiên nghi bao gồm

  • Sử dụng nội thất nhà bếp nhỏ gọn, vừa vặn.
  • Tận dụng các khoảng trống, khoảng âm tường, tủ bếp để gia tăng diện tích lưu trữ.
  • Màu sắc hài hòa, tạo cảm giác sạch sẽ
  • Sử dụng các món đồ nội thất, phụ kiện nhà bếp thông minh, tích hợp, tiết kiệm diện tích.
  • Sắp đặt đồ đạc hay dùng theo hướng thuận tiện, gọn gàng và tối giản đồ vật trên kệ bếp tạo cảm giác thông thoáng.
  • Thiết kế hệ thống điện nước phù hợp, thuận tiện để sử dụng.
nguyen tac luong cong viec tu bep 2
Minh họa cách sắp xếp đồ dùng trong bếp theo thứ tự các vị trí tương ứng với thói quen sử dụng cá nhân.

Trên đây mà một số nguyên tắc và lưu ý trong quá trình thiết kế phòng bếp để tạo nên không gian sống thẩm mỹ, tiện ích và tối ưu hóa công năng trong quá trình sử dụng. Trong quá trình thiết kế, KTS cùng gia chủ sẽ khảo sát diện tích, nhu cầu sử dụng để giúp bạn đưa ra phương án tối ưu, phù hợp nhất cho phòng bếp của gia đình.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *