Tết Việt là khoảng thời gian gia đình sum vầy bên nhau. Trong đó, với truyền thống thờ cúng tổ tiên, bàn thờ ngày Tết luôn luôn được sửa soạn tươm tất nhất. Nếu bạn lần đầu tiên được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho bàn thờ gia tiên, hãy cùng HOMY xem ngay các cách trang trí bàn thờ ngày Tết đầy đủ nhất và những kiêng kỵ nên tránh ngay dưới đây:
Xem nhanh
Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Mỗi ngày tết đến xuân về, công việc dọn dẹp nhà cửa để chào đón năm mới là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt, với truyền thống hiếu đạo, nhớ về cội nguồn được xem là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Dọn dẹp và trang trí bàn thờ thờ cúng ông bà, tổ tiên có có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiêng liêng.
Theo đó, dọn dẹp và trang trí, sửa soạn bàn thờ vào ngày Tết thể hiện lòng thành kính, biết ơn và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ngoài ra, hương khói thắp lên trên bàn thờ cũng là việc làm để tưởng nhớ và đón tổ tiên trở về cùng sum vầy đón Tết. Lễ thường được thực hiện sau lễ cúng “ông Công ông Táo” vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch).
Các đồ vật cần chuẩn bị để trang trí bàn thờ ngày Tết
Để công việc trang trí và bày trí bàn thờ gia tiên được đầy đủ nhất. Các vật phẩm bạn cần chuẩn bị cần có những đồ sau (cho cả miền Bắc và miền Nam):
- Bát hương: Là vật không thể thiếu và linh thiêng nhất. Nơi để con cháu thắp lên những nén hương tưởng nhớ đến những người đã khuất.
- Lư hương (hoặc đỉnh thờ): Cũng quan trọng không kém và không thể thiếu. Lư hương thể hiện linh thiêng và trang trọng cho không gian khi thực hiện nghi lễ thờ cúng.
- Đèn dầu (hoặc chân nến): Thường sẽ có 2 đèn dầu hoặc 2 chân nến đặt 2 bên trái phải của bàn thờ. Tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng với ý nghĩa xua đuổi những điều tăm tối, soi sáng và mang đến những điều may mắn.
- Đài thờ và chóe thờ: Thể hiện cho sự hòa thuận, sung túc của anh em trong gia đình. Thường có 3 lọ để đựng muối, gạo và rượu.
- Lọ hoa: Đặt hoa cúng trên bàn thờ gia tiên chắc chắn không thể thiếu khi trang trí ngày Tết. Do đó phải có lọ hoa để cắm hoa. Bạn có thể đặt 2 lọ hoa hoặc nhiều hơn để thể hiện sự đủ đầy.
- Mâm bồng: Dùng để bày ngũ quả ngày Tết để thờ cúng ông bà tổ tiên. Mang ý nghĩa biết ơn những người đã khuất.
- Bộ bát cơm và đũa thờ: Các đồ vật này sẽ được dùng cho việc cúng kiếng của con cháu vào mỗi mùng 1,2,3 đến mùng 7 (tùy theo quan niệm của từng gia đình). Bát cơm và đũa cơm thể hiện sự gắn kết và no ấm như bữa cơm trong gia đình ngày Tết.
Hướng dẫn các cách trang trí bàn thờ ngày tết đơn giản
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để trang hoàng bàn thờ. Chúng ta sẽ bắt đầu trang trí bàn thờ ngày Tết với những công việc sau:
Dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ
Dọn dẹp lau chùi bàn thờ ngày Tết cần cẩn thận và chu đáo hơn so với các ngày bình thường. Khi lau chùi bàn thờ bạn cần lưu ý những việc sau:
- Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, người dọn cần phải thắp hương để xin phép thần linh và gia tiên trước rồi mới được đem những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn.
- Riêng các bức tượng và bát hương, cần phải thắp hương để xin phép rồi mới được xê dịch. Khi lau dọn xong thì phải đặt đúng vị trí cũ.
- Lưu ý quan trọng: Nên dọn từ trên cao xuống để tránh bàn thờ đặt bên dưới bị bụi bẩn bám vào.
- Khi bạn muốn rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương nên để lại một ít chân nhang theo số lẻ như 3, 5, 7… thường nên để 3. Phần nhang đã rút ra nên đem đốt thành tro chứ không được vứt vào sọt rác.
- Lưu ý: Lau dọn bằng nước sạch và rượu cùng bông gòn hoặc khăn sạch lau chùi bàn thờ..
Trang trí bàn thờ ngày Tết
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc và miền Nam sẽ có đôi chỗ khác nhau. Song về cơ bản đều thực hiện cơ bản như:
Trang trí bàn thờ chính: Chính giữa bàn thờ được đặt bát hương có cây trụ để cắm nhang vòng. Thêm 2 bát hương bên trái phải để tạo nên thế tam tài. 2 góc ngoài đặt 2 cây đèn dầu (hoặc nến).
Trang trí bàn thờ ngày Tết với hoa tươi: Hoa cắm bàn thờ thường được ưa chuộng là hoa lay ơn (hoa huệ ta), hoa cúc vàng, hoa đào hoặc mai, hoa đồng tiền. Lưu ý không phải hoa nào cũng có thể bày lên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Các loài hoa được lựa chọn thường có màu sắc đỏ hoặc vàng, được xem như màu sắc đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình.
Trang trí bàn thờ ngày Tết bằng trái cây, mâm ngũ quả: Để tạo thêm điểm nhấn và màu sắc thì trên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu các loại quả dùng để chưng trên bàn thờ. Mâm ngũ quả chắc chắn sẽ không thể thiếu. Thường sẽ sử dụng 5 loại quả với 5 màu khác nhau tượng trưng cho ngũ hành. Nhằm cầu mong một năm mới thêm giàu có, đủ đầy và mạnh khỏe.
Ngoài mâm ngũ quả, chúng ta cũng có thể trang trí thêm các loại quả khác như dưa hấu. Nên chọn loại dưa to và để hai bên bàn thờ để thể hiện sự sung túc. Nếu không dùng dưa hấu, có thể chọn loại dưa hoàng kim vàng óng để trang trí cho bàn thờ ngày Tết thêm tươi sáng mà không kém phần trang trọng.
Trang trí bàn thờ ngày Tết bằng bánh chưng: Ẩm thực Việt ngày Tết không thể bỏ qua bánh chưng. Trên bàn thờ ngày Tết phải có loại bánh này dù là miền Nam hay miền Bắc. Bởi vì bánh chưng mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, nhớ đến công ơn sinh thành của bậc cha mẹ.
Bày biện lễ cúng chu đáo
Trên bàn thờ ngày Tết sẽ được bày biện vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã; một vài cái ly nhỏ và bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ; một bình hoa lớn như hoa ly, hoa huệ, hoa cúc; một bình rượu ngon và xung quanh bày thêm bánh mứt.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Tất tần tật các cách trang trí nhà ngày Tết
Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày tết
Vị trí đặt bàn thờ
Không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh bởi đây là khu vực gia chủ tắm rửa để trút bỏ ô uế, sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.
Không đặt bàn thờ cửa ra vào đi lại ồn ào sẽ làm mất sự thanh tịnh ở nơi thờ cúng. Bàn thờ đặt quay ra cửa chính và không đặt hướng ngược lại. Bởi điều này dễ gây bất trắc, phản bội hoặc con cái không hòa thuận, gia đình làm ăn sa sút.
Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ở vị trí đối diện với bếp và giường ngủ. Nên kê bàn thờ dựa sát vào tường. Vị trí được coi là vững chắc, phù hợp và trang nghiêm nhất. Nên chọn vị trí có độ thoáng để khói hương không làm ảnh hưởng đến không gian trong gia đình.
Đối với bát hương
Bát hương thờ tổ tiên thường có tay cầm, bát hương thờ thần không có tay cầm. Sử dụng bát hương bằng sứ là tốt nhất, sau đó đến đồng và tránh sử dụng bát hương bằng đá hoa cương.
Khi lau dọn bàn thờ bát cắm hương được giữ nguyên không được xê dịch mà chỉ được dùng khăn ướt vắt ráo để lau bát hương.
Đối với hoa trang trí trên bàn thờ ngày Tết
Trang trí bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà dùng hoa tươi để thờ phụng. Hoa phải được rủa sạch, cắt tỉa gọn gàng. Điều tối kỵ là không nên dùng hoa nhựa, hoa giả để thờ cúng.
Đối với việc thắp hương
Thời gian thắp hương nên vào buổi sáng và buổi tối, bởi vì đây là hai thời điểm tốt nhất trong ngày. Bạn có thể chú ý đến khói hương, nếu khói bay theo đường thẳng hướng lên trên báo hiệu có điều tốt lành đang đến. Còn khói hương bay xung quanh cuộn tròn thì đây là dấu hiệu không tốt.
Đối với việc lau dọn bàn thờ
Khi lau dọn bàn thờ nên dùng khăn và chổi quét bàn thờ riêng. Không được sử dụng khăn hay chổi quét bàn ghế để thay thế, bởi hành động này sẽ được xem là thiếu tôn trọng đối với những người đã khuất.
Đối với đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết
Đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết phải luôn được chuẩn bị đầy đủ tươm tất. Bạn cần phải chú ý đến số lượng đồ cúng như bao nhiêu chum rượu, bao nhiêu chum nước, bao nhiêu đèn dầu hay chân nến. Ngoài ra bạn cũng cần phải chuẩn bị giấy tờ vàng bạc theo từng mùng để dùng trong ngày Tết.
Hy vọng bài viết hướng dẫn các cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin để chuẩn bị tốt nhất cho dịp Tết sắp tới. Để biết thêm các thông tin liên quan đến thiết kế và trang trí nội thất. Mời bạn đọc liên quan đến số hotline của HOMY để nhận tư vấn. Xin cảm ơn !
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 091 726 6996 hoặc đăng ký hẹn gặp kiến trúc sư TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn về thiết kế và thi công nội thất, quý khách có thể chat với tư vấn viên qua Zalo TẠI ĐÂY.