Nhà bạn cần phải làm móng như thế nào mới đủ chắc chắn. Dưới đây là các loại móng nhà thường được sử dụng để bạn tham khảo trước khi xây nhà.
Móng nhà là gì?
Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng. Móng nhà trực tiếp đảm nhiệm chức năng tải trọng của công trình vào nền đất. Bảo đảm công trình chịu được sức ép trọng lực và khối lượng từng tầng, lầu.
Móng nhà đảm bảo sự chắc chắn cho mỗi công trình. Chúng nằm sâu dưới đất, do đó, phải được thiết kế phù hợp với công trình, xây dựng tỉ mỉ nhất để không bị lún, nứt hoặc đổ vỡ.
Các loại móng nhà cơ bản hiện nay và cách chọn móng phù hợp
Có rất nhiều loại móng nhà hiện nay như: Móng băng, móng bè, móng gạch,… nhưng móng nhà nào tốt nhất? Và phù hợp với địa chất, nhu cầu của mình? Trước hết, bạn cần nắm một số loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở. Sau đó đối chiếu với nhu cầu của chính mình để xem chúng có phù hợp tiến hành hay không.
Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng
Theo chiều sâu đặt móng nhà
Móng nông
– Móng nông xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại.
Móng sâu
– Móng sâu là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Móng cọc, móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép thuộc loại móng sâu. Trong xây dựng nhà thường dùng móng cọc.
Các loại móng nhà theo hình dạng mặt bằng
Móng đơn
Móng đơn (móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột) là loại móng nằm dưới đất dạng cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất.
Móng băng
Móng băng (móng liên tục) là loại móng nằm theo dạng dải dài, hàng, cột hoặc giao nhau. Móng băng có tác dụng cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng. Trong xây dựng nhà, móng băng được ưa chuộng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công.
Tuy vậy chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m (sẽ kinh tế hơn), khi chiều rộng > 1,5m thì nên dùng các loại móng bè trong xây dựng nhà. Chú ý là, nến cấu tạo móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn móng đơn.
Móng bè
Móng bè hay còn gọi là móng bản có vai trò làm giảm áp lực công trình trên nền đất.
Đây là loại móng có kết cấu trải rộng toàn bộ mặt công trình. Thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu: đất cát, ruộng, ao hồ hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm.
Kinh nghiệm xây dựng móng nhà
Việc làm móng nhà là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, chủ nhà không cần quan tâm nhiều. Tuy nhiên cũng cần biết rõ về các giai đoạn để có thể kiểm soát được công việc, chất lượng và thời gian thi công.
Giai đoạn chuẩn bị làm móng
Trước khi làm móng cần chuẩn bị mặt bằng bao gồm: việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi.
Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết).
Gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là ép cọc tre hoặc ép cọc bê tông. Cọc tre thường là các đoạn tre dài 2-2,5m. Ép bằng búa tạ xuống nền đất với mật độ khoảng 30 cọc/m2.
Mục đích của việc ép cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.
Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp, để đảm bảo an toàn. Cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông cốt thép cho nhà dân thường là loại có tiết diện 200×200 hoặc 250×250. Mỗi đoạn dài từ 2-3m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc.
Các cọc bê tông này thường được đổ sẵn, vận chuyển đến công trường bằng xe tải. Sau đó dùng máy ép cẩu lên và ép xuống đất.
Có hai loại máy ép cọc là máy ép neo và máy ép tải. Ép neo đạt tải trọng thấp (khoảng 20 – 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô nhỏ. Ép tải đạt tải trọng cao (trên 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô lớn.
Lưu ý là các loại máy ép thường sử dụng công suất điện 3 pha. Chủ nhà cần lưu ý chuẩn bị sẵn nguồn điện cho nhà thầu.
Khi làm hợp đồng ép cọc bê tông, chủ nhà cần làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như mác bê tông, chủng loại thép, … vì các cọc được đúc sẵn nên dễ bị làm gian dối để trục lợi.
Khi vận chuyển cọc đến chân công trình, chủ nhà cần tiến hành kiểm tra tại hiện trường. Chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng.
Khi ép cọc xuống đất, do địa chất nền đất không đồng đều. Vì vậy có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương.
Chủ nhà cũng cần buộc nhà thầu làm theo các tiêu chuẩn đã quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế nền móng do bên tư vấn xây dựng cung cấp, như chủng loại cọc, vị trí cọc, số lượng cọc, cọc ép thử, …
Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Cụ thể chủ nhà nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn hoặc tham khảo dịch vụ xây nhà trọn gói của Homy sao cho việc ép cọc không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào.
Giai đoạn xây móng nhà
Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc. Các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng.
Việc làm móng bao gồm các công việc sau theo thứ tự: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ nhà nên phối hợp với giám sát công trình. Theo dõi và yêu cầu thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.
Những sai lầm chết người khi làm móng nhà?
Khảo sát không kỹ địa chất
Dẫn đến việc lựa chọn loại móng nhà thi công không phù hợp công trình gây lãng phí, sửa chữa và giảm chất lượng, mất an toàn.
Bản vẽ móng nhà không tốt, không phù hợp
Bản vẽ không tốt sẽ khiến cho việc thi công không đúng kỹ thuật, dễ xảy ra các sự cố, tốn kém chi phí.
Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà
Có nhiều vật liệu và giá cũng như yếu tố thích hợp với biện pháp phương án làm móng. Vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn để tránh làm hỏng công trình ngay từ phần nền móng.
Thợ thiếu kỹ thuật
Sai lầm nguy hiểm nhất khi làm móng là chọn sai thợ thi công. Khi chọn sai, kết cấu móng nhà tuy hoàn thiện bề ngoài nhưng phần cốt sẽ lỏng lẻo, mà khi đã đóng cốt bê tông cốt thép thì rất khó sửa chữa. Ngược lại, thợ lành nghề sẽ giúp làm nhanh và đảm bảo các yếu tố kết cấu nền móng đúng thiết kế hơn.
Giám sát thiếu chặt chẽ
Khi thi công, gia chủ không kiểm soát kỹ càng việc đổ móng, không giám sát chặt chẽ thợ thì rất dễ xảy ra sự cầu thả hoặc thiếu thi công ăn bớt ở các công việc kỹ thuật như cắt, đan khung sắt thép cốp pha sai…
Vì vậy, để có thể xây và làm móng nhà ống 2 tầng, hay móng nhà 1 tầng, móng băng nhà cấp 4… thì trước hết phải khảo sát địa chất khu vực xây dựng kỹ càng để làm cơ sở lựa chọn loại móng thi công, loại vật liệu tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng lại tiết kiệm chi phí làm móng nhà hợp lý nhất.
Tóm lại, một công trình xây dựng dù quy mô như thế nào, kiến trúc ra sao thì quan trọng nhất vẫn là việc xây dựng phần móng, cần phải lựa chọn phương án móng rồi tính toán thiết kế sau đó mới tính đến các yếu tố khác như khởi công xây nhà, chọn gạch xây nhà,…
Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về các loại móng nhà, thiết kế và thi côn xây dựn công trình trọn gói, tham khảo ngay dịch vụ xây nhà trọn gói của HOMY tại đây
Để lại một bình luận