Thi công sàn gỗ cần lưu ý điều gì?

Thi công sàn gỗ như thế nào để đạt chất lượng cao nhất. Các bước thi công sàn gỗ chi tiết đúng quy trình để tham khảo.

Hình ảnh công trình thi công sàn gỗ sắp hoàn thiện
Lát sàn gỗ đang là lựa chọn được ưu tiên của nhiều gia chủ

1. Những lưu ý trước khi thi công sàn gỗ 

Khâu chuẩn bị là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình thi công. Vì thế, không nên chủ quan mà bỏ qua nhưng lưu ý sau đây:

Lưu ý khi chọn sản phẩm sàn gỗ công nghiệp

Trên thị trường phổ biến với hai loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có độ dày là 8mm, 12mm. Tùy vào nhu cầu mà gia chủ lựa chọn cho phù hợp. Chẳng hạn, tầng 1 là vị trí đi lại nhiều và có độ ẩm cao hơn toàn hộ khu vực tầng cao trên nhà.

Nếu muốn an tâm hơn trong quá trình sử dụng HOMY khuyên bạn hãy lựa chọn thi công sàn gỗ dày 12mm và chất lượng khá trở lên. Để bề mặt sàn luôn bền vững, cố định và tránh tốn nhiều chi phí sửa chữa không cần thiết.

Mẫu sàn gỗ đẹp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian
Mẫu sàn gỗ đẹp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian

Chuẩn bị mặt bằng trước thi công

Thi công sàn gỗ là quá trình trải và sắp xếp những tấm gỗ lên trên nền nhà. Không cần dùng bất kỳ phương pháp nào khác để cố định như sàn gạch. Do vậy, độ phẳng của bề mặt sàn là yếu tố quyết định việc thi công diễn ra có thuận lợi và kết quả cho ra có đảm bảo hay không.

Vì thế trước đó, cần kiểm tra thật kỹ lưỡng, xem có khu vực nào đang gồ ghề, lồi lõm. Bề mặt đã bằng phẳng và 4 góc tường đã vuông góc với sàn nhà hay chưa. Nếu chưa, đơn vị cần chỉnh sửa chính xác để đảm bảo cho quá trình thi công.

Cần chú ý thêm một số điểm sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đồ nghề.
  • Thời điểm thích hợp thi công: khí hậu mát mẻ, độ ẩm dao động từ 50 – 75% .
  • Tính toán kỹ lưỡng, tránh sai lệch.
  • Không dùng búa để đập hoặc chỉnh sửa nền gỗ trong quá trình thi công. Như vậy sẽ làm hỏng mép sàn nhà.
Tính toán kỹ lưỡng tại các góc vuông giữa mặt sàn và tường nhà
Tính toán kỹ lưỡng tại các góc vuông giữa mặt sàn và tường nhà

Như vậy, để đảm bảo cho quá trình thi công sàn gỗ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và cần nắm được một số lưu ý trên.

2. Lưu ý kỹ thuật trong quá trình thi công

Ngày nay, các tấm gỗ công nghiệp luôn được nhà sản xuất ưu tiên thiết kế hẻm khóa thông minh, để đảm bảo tiến độ công trình. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thích như thế nào cũng được, đơn vị thi công phải tuân thủ theo một quy trình tiêu chuẩn. Để đảm bảo thuận tiện cho việc tháo lắp và sửa chữa sau này.

Bước 1: Sàn nhà phải được vệ sinh sạch sẽ

Sau khi đã chuẩn bị chỉnh sửa bề mặt xong xuôi, việc đầu tiên cần phải làm chính là dọn dẹp. Vệ sinh sạch sẽ cát bụi trên bề mặt để sàn nhà có thể phẳng nhất có thể.

Bước 2 : Tiến hành trải lớp lót cho sàn nhà

Đơn vị thi công cần trải lớp xốp PE xuống sàn nhà sau khi đã dọn dẹp và vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Đối với sàn gỗ công nghiệp, độ dày của lớp lót sẽ khoảng 2mm, còn sàn gỗ tự nhiên là 2mm. Lớp xốp PE này có tác dụng chống ồn, hút hết ẩm dưới nền và giúp bề mặt êm ái hơn. Tuy nhiên, bề mặt giấy bạc hoặc tráng nilon phải được xoay xuống dưới. Và sau đó, nhớ kết nối các miếng lớp lót bằng băng keo. 

Lớp xốp PE bên dưới có tác dụng hút ẩm, chống ồn
Lớp xốp PE bên dưới có tác dụng hút ẩm, chống ồn

Bước 3: Tiến hành thi công sàn gỗ

Quá trình thi công sàn gỗ công nghiệp sẽ dễ dàng hơn, bởi chỉ cần kéo đúng rãnh khóa của chúng là được. Còn với sàn gỗ tự nhiên, chúng ta cần sự hỗ trợ của keo sữa, để giúp liên kết các mảnh gỗ lại với nhau. 

Bạn có thể chọn thi công sàn gỗ theo nhiều mẫu khác nhau. Trước khi tiến hành lắp đặt, đơn vị chỉ ra ưu điểm của từng loại lắp đặt và giúp gia chủ chọn lựa. Chẳng hạn như chọn lắp theo kiểu 1- 2, sẽ có tính thẩm mỹ cao nhưng độ hao hụt cũng cao. Lắp đặt theo kiểu 1- 2- 3 hoặc 1- 2- 3- 4 thì độ hao hụt sẽ ít đi. Còn lắp đặt theo kiểu xương cá thì kỹ thuật cao hơn, đẹp mắt hơn nhưng lại tốn thời gian hơn.

Sau khi xác định được kiểu thi công, hãy bắt tay vào tiến hành lắp đặt. Nhớ lắp theo chiều từ phía góc tường bên trái của sàn nhà đến khi phủ kín bề mặt sàn. Để đảm bảo sự thay đổi về co giãn của tấm gỗ vì nhiệt độ thời tiết, đơn vị thi công nên để dư khoảng 5mm đến 10mm ở cuối góc tường.

Mẫu sàn gỗ được lắp ghép theo kiểu xương cá đẹp mắt
Mẫu sàn gỗ được lắp ghép theo kiểu xương cá đẹp mắt

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện cho sàn gỗ 

  • Dùng len chân tường hoặc nẹp kết thúc để lắp các mối ghép và mối kết thúc lại với nhau. Dùng nẹp kết thúc để gia cố với mối kết thúc và mép cửa. 
  • Cần lắp len (phào) cho chân tường và cố định chúng bằng đinh chuyên dụng. Thông thường, người ta hay chọn len gỗ MDF bởi có đường vân và thiết kế đẹp mắt. Ngoài ra còn có len nhựa, len gỗ tự nhiên…

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ không gian và giao lại cho gia chủ

Sau khi quá trình diễn ra thành công, gia chủ không nên lau chùi thường xuyên và lót miếng kê phía dưới nếu muốn đặt thêm những loại kệ hay tủ nặng ký nhé. 

Thi công sàn gỗ
Thiết kế thêm một số đồ nội thất để căn phòng tiện nghi hơn

Trên đây là một số lưu ý quan trọng trước và trong quá trình thi công sàn gỗ. Cuối cùng, để đảm bảo công trình luôn ổn định, chắc chắn, và đẹp mắt nhất, gia chủ nên chọn một đơn vị thi công xây dựng có kinh nghiệm lát sàn gỗ lâu năm, uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần chú ý chọn màu sàn gỗ hợp với màu sơn tường để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Thi công sàn gỗ cần lưu ý điều gì?

Thi công sàn gỗ như thế nào để đạt chất lượng cao nhất. Các bước thi công sàn gỗ chi tiết đúng quy trình để tham khảo.

Hình ảnh công trình thi công sàn gỗ sắp hoàn thiện
Lát sàn gỗ đang là lựa chọn được ưu tiên của nhiều gia chủ

1. Những lưu ý trước khi thi công sàn gỗ 

Khâu chuẩn bị là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình thi công. Vì thế, không nên chủ quan mà bỏ qua nhưng lưu ý sau đây:

Lưu ý khi chọn sản phẩm sàn gỗ công nghiệp

Trên thị trường phổ biến với hai loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp có độ dày là 8mm, 12mm. Tùy vào nhu cầu mà gia chủ lựa chọn cho phù hợp. Chẳng hạn, tầng 1 là vị trí đi lại nhiều và có độ ẩm cao hơn toàn hộ khu vực tầng cao trên nhà.

Nếu muốn an tâm hơn trong quá trình sử dụng HOMY khuyên bạn hãy lựa chọn thi công sàn gỗ dày 12mm và chất lượng khá trở lên. Để bề mặt sàn luôn bền vững, cố định và tránh tốn nhiều chi phí sửa chữa không cần thiết.

Mẫu sàn gỗ đẹp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian
Mẫu sàn gỗ đẹp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian

Chuẩn bị mặt bằng trước thi công

Thi công sàn gỗ là quá trình trải và sắp xếp những tấm gỗ lên trên nền nhà. Không cần dùng bất kỳ phương pháp nào khác để cố định như sàn gạch. Do vậy, độ phẳng của bề mặt sàn là yếu tố quyết định việc thi công diễn ra có thuận lợi và kết quả cho ra có đảm bảo hay không.

Vì thế trước đó, cần kiểm tra thật kỹ lưỡng, xem có khu vực nào đang gồ ghề, lồi lõm. Bề mặt đã bằng phẳng và 4 góc tường đã vuông góc với sàn nhà hay chưa. Nếu chưa, đơn vị cần chỉnh sửa chính xác để đảm bảo cho quá trình thi công.

Cần chú ý thêm một số điểm sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đồ nghề.
  • Thời điểm thích hợp thi công: khí hậu mát mẻ, độ ẩm dao động từ 50 – 75% .
  • Tính toán kỹ lưỡng, tránh sai lệch.
  • Không dùng búa để đập hoặc chỉnh sửa nền gỗ trong quá trình thi công. Như vậy sẽ làm hỏng mép sàn nhà.
Tính toán kỹ lưỡng tại các góc vuông giữa mặt sàn và tường nhà
Tính toán kỹ lưỡng tại các góc vuông giữa mặt sàn và tường nhà

Như vậy, để đảm bảo cho quá trình thi công sàn gỗ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và cần nắm được một số lưu ý trên.

2. Lưu ý kỹ thuật trong quá trình thi công

Ngày nay, các tấm gỗ công nghiệp luôn được nhà sản xuất ưu tiên thiết kế hẻm khóa thông minh, để đảm bảo tiến độ công trình. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thích như thế nào cũng được, đơn vị thi công phải tuân thủ theo một quy trình tiêu chuẩn. Để đảm bảo thuận tiện cho việc tháo lắp và sửa chữa sau này.

Bước 1: Sàn nhà phải được vệ sinh sạch sẽ

Sau khi đã chuẩn bị chỉnh sửa bề mặt xong xuôi, việc đầu tiên cần phải làm chính là dọn dẹp. Vệ sinh sạch sẽ cát bụi trên bề mặt để sàn nhà có thể phẳng nhất có thể.

Bước 2 : Tiến hành trải lớp lót cho sàn nhà

Đơn vị thi công cần trải lớp xốp PE xuống sàn nhà sau khi đã dọn dẹp và vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Đối với sàn gỗ công nghiệp, độ dày của lớp lót sẽ khoảng 2mm, còn sàn gỗ tự nhiên là 2mm. Lớp xốp PE này có tác dụng chống ồn, hút hết ẩm dưới nền và giúp bề mặt êm ái hơn. Tuy nhiên, bề mặt giấy bạc hoặc tráng nilon phải được xoay xuống dưới. Và sau đó, nhớ kết nối các miếng lớp lót bằng băng keo. 

Lớp xốp PE bên dưới có tác dụng hút ẩm, chống ồn
Lớp xốp PE bên dưới có tác dụng hút ẩm, chống ồn

Bước 3: Tiến hành thi công sàn gỗ

Quá trình thi công sàn gỗ công nghiệp sẽ dễ dàng hơn, bởi chỉ cần kéo đúng rãnh khóa của chúng là được. Còn với sàn gỗ tự nhiên, chúng ta cần sự hỗ trợ của keo sữa, để giúp liên kết các mảnh gỗ lại với nhau. 

Bạn có thể chọn thi công sàn gỗ theo nhiều mẫu khác nhau. Trước khi tiến hành lắp đặt, đơn vị chỉ ra ưu điểm của từng loại lắp đặt và giúp gia chủ chọn lựa. Chẳng hạn như chọn lắp theo kiểu 1- 2, sẽ có tính thẩm mỹ cao nhưng độ hao hụt cũng cao. Lắp đặt theo kiểu 1- 2- 3 hoặc 1- 2- 3- 4 thì độ hao hụt sẽ ít đi. Còn lắp đặt theo kiểu xương cá thì kỹ thuật cao hơn, đẹp mắt hơn nhưng lại tốn thời gian hơn.

Sau khi xác định được kiểu thi công, hãy bắt tay vào tiến hành lắp đặt. Nhớ lắp theo chiều từ phía góc tường bên trái của sàn nhà đến khi phủ kín bề mặt sàn. Để đảm bảo sự thay đổi về co giãn của tấm gỗ vì nhiệt độ thời tiết, đơn vị thi công nên để dư khoảng 5mm đến 10mm ở cuối góc tường.

Mẫu sàn gỗ được lắp ghép theo kiểu xương cá đẹp mắt
Mẫu sàn gỗ được lắp ghép theo kiểu xương cá đẹp mắt

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện cho sàn gỗ 

  • Dùng len chân tường hoặc nẹp kết thúc để lắp các mối ghép và mối kết thúc lại với nhau. Dùng nẹp kết thúc để gia cố với mối kết thúc và mép cửa. 
  • Cần lắp len (phào) cho chân tường và cố định chúng bằng đinh chuyên dụng. Thông thường, người ta hay chọn len gỗ MDF bởi có đường vân và thiết kế đẹp mắt. Ngoài ra còn có len nhựa, len gỗ tự nhiên…

Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ không gian và giao lại cho gia chủ

Sau khi quá trình diễn ra thành công, gia chủ không nên lau chùi thường xuyên và lót miếng kê phía dưới nếu muốn đặt thêm những loại kệ hay tủ nặng ký nhé. 

Thi công sàn gỗ
Thiết kế thêm một số đồ nội thất để căn phòng tiện nghi hơn

Trên đây là một số lưu ý quan trọng trước và trong quá trình thi công sàn gỗ. Cuối cùng, để đảm bảo công trình luôn ổn định, chắc chắn, và đẹp mắt nhất, gia chủ nên chọn một đơn vị thi công xây dựng có kinh nghiệm lát sàn gỗ lâu năm, uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần chú ý chọn màu sàn gỗ hợp với màu sơn tường để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *