Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất, Lưu ý cần biết khi sử dụng ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến không gian nội thất của một ngôi nhà. Thế nên các KTS của HOMY luôn đề cao yếu tố này trong quá trình thiết kế nội thất cho khách hàng.

Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về tầm quan trọng, các ứng dụng và lưu ý khi sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất.

Vì sao ánh sáng lại quan trọng ?

Không chỉ dừng lại ở mục đích chiếu sáng phục vụ sinh hoạt. Ánh sáng còn góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của nội thất bằng cách thể hiện rỏ hơn giá trị màu sắc, vật liệu, ngôn ngữ thiết kế.

Ánh sáng còn tạo ra sự tương phản sáng tối giữa các khu vực, tạo điểm nhấn cho các vật dụng trang trí, mang lại nhiều giá trị cảm xúc cho không gian nội thất.

Vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên còn mang lại sự thông thoáng cho không gian sống. Rất có lợi cho sức khỏe và phát triển thể chất.

Các phương pháp sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên bao gồm nguồn sáng từ mặt trời, mặt trăng và sao. Bên cạnh việc tạo ra sự thông thoáng và có giá trị tốt cho sức khỏe, các KTS còn sử dụng ánh sáng kết hợp với những vật dụng nội thất tạo hiệu ứng bóng đổ, các đường nét tinh tế. Màu sắc vật liệu cũng được thể hiện rỏ ràng hơn giúp tôn thêm vẻ đẹp, thẩm mỹ cho ngồi nhà.

Cửa sổ, cửa kính và giếng trời là những giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên vào trong căn hộ.

Ánh sáng tự nhiên trong thiết kế nội thất
Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng giếng trời và cửa kính

Ánh sáng cục bộ

Ánh sáng cục bộ là loại ánh sáng mang ưu điểm tối ưu trong việc chiếu sáng toàn diện.

Ánh sáng cục bộ được sử dụng từ các nguồn phát như đèn downlight, đèn huỳnh quang và một số thiết bị chiếu sáng công nghiệp khác.

anh sang trong thiet ke noi that 11

Tuy nhiên, ánh sáng cục bộ không hỗ trợ nhiều về hình thức thẩm mỹ, khó tạo nên điểm nhấn và dễ bị trơ về mặt cảm xúc. Nên thường được sử dụng với chức năng soi chiếu cho những không gian lớn như trung tâm thương mại hoặc nhà xưởng.

Ánh sáng điểm

Ánh sáng điểm đóng vài trò quyết định trong cách định hình thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho không gian.

Ánh sáng điểm thường được sử dụng để điều hướng và nhấn mạnh sự tập trung của thị giác con người vào một điểm hay một cụm thành phần nào đó trong nội thất. Để từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của các khu vực trong không gian.

Bố trí ánh ánh sáng phòng khách tinh tế và sang trọng
Bố trí ánh ánh sáng nhấn phòng khách tinh tế và sang trọng

Đèn spotlight, đèn trần hay đèn bàn là các loại thiết bị chiếu sáng được sử dụng nhiều nhất trong việc tạo ra ánh sáng điểm. 

Ánh sáng nhấn

Ánh sáng nhấn là loại hình ánh sáng được hiểu với khái niệm khá rộng khi được sử dụng chủ yếu cho việc cố định, điểm xuyết, cân bằng thị giác. Nhằm tôn vinh nhiều giá trị được tạo ra trong công trình và thể hiện cá tính của gia chủ/nhà thiết kế.

Ánh sáng nhấn trong không gian nội thất phòng khách
Ánh sáng nhấn trong không gian nội thất phòng khách

Các loại đèn như đèn gắn tường, đèn sân vườn và những đèn uốn trang trí là ví dụ tiêu biểu cho ánh sáng nhấn.

Các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng trong nội thất

Để có được một thiết kế ánh sáng hiệu quả cho nội thất, chúng ta cũng cần lưu ý đến các chỉ số của các thiết bị chiếu sáng.

Chỉ số CRI (Độ Hoàn Màu)

CRI là từ viết tắt của Color Rendering Index thường có các tên gọi độ hoàn màu, chỉ số hoàn màu.

Chỉ số hoàn màu CRI là chỉ số phản ánh sự trung thực của ánh sáng, được đánh giá thông qua sự trung thực của màu sắc vật thể khi được ánh sáng đó chiếu vào.

Quy ước độ hoàn màu của ánh sáng mặt trời là CRI =100. Các nguồn sáng tốt là các nguồn sáng có chỉ số CRI từ 80 – 95.

Ví dụ như trong phong cách luxury và hiện đại. Các vật liệu và đồ dùng nội thất là điểm nhần của thiết kế. Sử dụng các loại đèn có độ hoàn màu (CRI) cao, để thể hiện tốt hơn các chi tiết bề mặt và màu sắc của vật liệu, đồ dùng nội thất.

Chỉ số Lumen (Quang Thông)

Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng nhìn thấy được (bằng mắt thường) từ một đèn hoặc nguồn sáng phát ra. Số lumen càng cao thì đèn càng sáng.

Độ sáng của thiết bị không hoàn toàn dựa vào điện năng tiêu thụ
Độ sáng của thiết bị không hoàn toàn dựa vào điện năng tiêu thụ

Có thể bạn từng mua đèn nhưng lại thường căn cứ độ sáng của đèn vào đơn vị Watts (W). Điều này không hoàn toàn chính xác bởi vì Watls là đơn vị đo điện năng tiêu thụ chứ không phải lượng ánh sáng của đèn phát ra.

Chỉ số Lux (Độ rọi)

Độ rọi là chỉ số biểu hiện quang thông trên 1 đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng.

Chỉ số độ rọi thể hiện cường độ ánh sáng lux trên bề mặt mà người sử dụng cảm nhận được độ mạnh, yếu của ánh sáng. Công thức tính độ rọi là: 1 đơn vị ánh sáng lux = 1 lumen/m2.

ánh sáng trong thiết kế nội thất
Độ rọi ánh sáng phù hợp cho phòng ngủ

Mỗi không gian sinh hoạt đều có một tiêu chuẩn độ rọi nhất định, phù hợp với công năng khu vực đó.

  • Phòng hội nghị, phòng họp: 500lux
  • Lớp học: 300lux
  • Cầu thang, hành lang của các tòa chung cư, cao ốc: 750lux
  • Phòng ngủ: 150lux
  • Phòng khách gia đình: 150 – 300lux
  • Phòng bếp gia đình: 400 – 800lux
  • Phòng tắm: 400 – 800lux

Chỉ số CCT (Nhiệt độ màu Kelvin)

Nhiệt độ màu – Correlated Color Temperature là một chỉ số đặc trưng của ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì, là ánh sáng ấm hay lạnh.

Nhiệt độ màu được đo bằng Kelvins (K). Nhiệt độ Kelvin dao động từ 1.000K đến 10.000K. Chỉ số càng cao dẫn đến màu lạnh hơn, ngược lại nhiệt độ K thấp hơn cho thấy màu ấm hơn.

Nhiệt độ màu ánh sáng
Nhiệt độ màu ánh sáng theo chuẩn đo Kelvin (K)

Màu sắc ánh sáng cũng ảnh hưởng đến cảm giác và tinh thần của người sử dụng. Chẳng hạn như ánh sáng trắng làm tăng khả năng tập trung, tỉnh táo phù hợp với các không gian bếp, làm việc, học tập.

Ngược lại thì ánh sáng vàng mang lại cảm giác ấm cúng, dễ chịu và thư giãn phù hợp với các không gian như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ.

Những lưu ý khi bố trí ánh sáng trong thiết kế nội thất

Sử dụng số lượng đèn hợp lý trong không gian nội thất:

Bằng cách dựa vào các tiêu chuẩn cường độ sáng cho mỗi không gian và các chỉ số của thiết bị chiếu sáng. Các KTS sẽ tính toán được số lượng đèn chiếu sáng cho từng không gian nội thất. Tránh các trường hợp dư hoặc thiếu sáng ảnh hưởng đến trải nghiệm của gia chủ.

Cường độ ánh sáng được phân chia theo khu vực
Cường độ ánh sáng được phân chia theo khu vực

Ví dụ:

Số lượng Lumens cần cho phòng ngủ là 150lux (150lumens/m2).
Diện tích phòng ngủ: 15m2.

-Công thức tính lượng Lumens ánh sáng cho cả phòng:
Lux = lumens/m2 = 150(lux) x 15(m2)= 2250 lumen.
-Công suất của đèn chiếu sáng cần dùng sẽ là:
Tổng công suất (W) = 2250/100 = 22.5W. (đèn led chất lượng sẽ có công suất tầm 100lumens/watt).
-Số lượng đèn cần dùng = tổng công suất /công suất của 1 đèn.
Giả sử chọn đèn led có công suất 6W thì số lượng đèn cần dùng sẽ là 22.5/6= 3,75 bóng
Như vậy ta sẽ cần 4 bóng đèn công suất 6W cho một phòng ngủ có diện tích 15m2.

>> Tìm hiểu thêm về cách bố trí và lắp đặt đèn LED âm trần tại đây

Hạn chế sử dụng đèn downlight với trần nhà cao:

Với với trần nhà thấp, ánh sáng downlights, đặc biệt ánh sáng hắt âm trần, là một ý tưởng hay. Nhưng đối với trần nhà cao, nếu chỉ sử dụng đèn downlights sẽ lãng phí rất nhiều ánh sáng. Trong khi không gian vẫn hơi tối vì ánh sáng bị khuếch tán ở diện rộng.

Sử dụng đèn downlight với trần nhà cao
Ánh sáng từ đèn downlight không hiệu quả với trần nhà cao

Thay vào đó, ta nên sử dụng đèn thả, đèn chùm kết hợp đèn ốp tường để chiếu sáng hiệu quả hơn.

Sử dụng hệ thống công tắc độc lập:

Mỗi dòng đèn sẽ có chức năng và mục đích chiếu sáng khác nhau. Chính vì thế việc bố trí công tắc đèn độc lập sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc chiếu sáng. 

Nên phân chia công tắc các thiết bị chiếu sáng theo chức năng riêng biệt
Nên phân chia công tắc các thiết bị chiếu sáng theo chức năng riêng biệt

Không chỉ vậy còn tiết kiệm được đáng kể chi phí chiếu sáng khi tắt đèn ở những khu vực, vị trí không cần thiết.

Kết:

Để sử dụng ánh sáng trong nội thất một cách hiệu quả, đòi hỏi các nhà thiết kế nội thất phải am hiểu và có kế hoạch rỏ ràng khi thiết kế, nhằm nắm bắt được khu vực nào cần chiếu sáng. Sử dụng nguyên lý chiếu sáng nào? Mục đích chiếu sáng là gì? Màu sắc, vị trí và cường độ nguồn sáng.

Hy vọng qua những chia sẻ trên các bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ánh sáng trong thiết kế nội thất. Nếu như bạn đang cân tư vấn về thiết kế nội thất và sử dụn ánh sáng sao cho hiệu quả, Hay liên hệ ngay với HOMY để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.


Bình luận

5 bình luận cho “Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất, Lưu ý cần biết khi sử dụng ánh sáng”

  1. Cho mình hỏi khu bếp, nấu nướng có nhất thiết là phải dùng ánh sáng trắng không? nó ảnh hưởng thế nào với sinh hoạt tại khu vực bếp? Mình thì cảm thấy ánh sáng vàng nó ấm cúng và dễ chịu hơn.

    1. Ảnh đại diện Homy Việt Nam
      Homy Việt Nam

      Chào chị, theo như kinh nghiệm của Homy thì ánh sáng trắng kích thích sự tập trung, tỉnh táo nên thích hợp với các công đoạn chuẩn bị và chế biến thực phẩm kỉ càng. Bên cạnh đó, nếu dành nhiều thời gian nấu nướng tại khu vực bếp, hay phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, thì ánh sáng vàng sẽ tạo cảm giác nóng nực và oi bức hơn.
      Hiện tại đã có nhiều loại bóng đèn trên thị trường có nhiều chế độ màu ánh sáng. Chị có thể tùy chỉnh màu sắc ánh sáng tùy theo ý thích phù hợp với nhu cầu sử dụng.
      Nếu chị cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ hotline của HOMY: 0917 266 996 để được hổ trợ kỉ càng hơn.
      Cảm ơn chị,

      1. Trả lời rất hay

  2. công ty có dịch vụ thiết kế ánh sáng nội thất không, mình có tham khảo qua mấy công ty thiết kế nhưng đa phần họ không quan tâm nhiều đến anh sáng, trao đổi thấy không yên tâm

    1. Ảnh đại diện Homy Việt Nam
      Homy Việt Nam

      Chào chị, công ty Homy có dịch vụ thiết kế ánh sáng nội thất ạ. Các KTS bên em có kinh nghiệm trên 5 năm và rất coi trọng yếu tố ánh sáng trong quá trình thiết kế.
      Nếu chị cần được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ này vui lòng liên hệ hotline của HOMY: 0917 266 996 để được tư vấn chi tiết nhất.
      Thông tin đến chị ạ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất, Lưu ý cần biết khi sử dụng ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến không gian nội thất của một ngôi nhà. Thế nên các KTS của HOMY luôn đề cao yếu tố này trong quá trình thiết kế nội thất cho khách hàng.

Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về tầm quan trọng, các ứng dụng và lưu ý khi sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất.

Vì sao ánh sáng lại quan trọng ?

Không chỉ dừng lại ở mục đích chiếu sáng phục vụ sinh hoạt. Ánh sáng còn góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của nội thất bằng cách thể hiện rỏ hơn giá trị màu sắc, vật liệu, ngôn ngữ thiết kế.

Ánh sáng còn tạo ra sự tương phản sáng tối giữa các khu vực, tạo điểm nhấn cho các vật dụng trang trí, mang lại nhiều giá trị cảm xúc cho không gian nội thất.

Vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên còn mang lại sự thông thoáng cho không gian sống. Rất có lợi cho sức khỏe và phát triển thể chất.

Các phương pháp sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên bao gồm nguồn sáng từ mặt trời, mặt trăng và sao. Bên cạnh việc tạo ra sự thông thoáng và có giá trị tốt cho sức khỏe, các KTS còn sử dụng ánh sáng kết hợp với những vật dụng nội thất tạo hiệu ứng bóng đổ, các đường nét tinh tế. Màu sắc vật liệu cũng được thể hiện rỏ ràng hơn giúp tôn thêm vẻ đẹp, thẩm mỹ cho ngồi nhà.

Cửa sổ, cửa kính và giếng trời là những giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên vào trong căn hộ.

Ánh sáng tự nhiên trong thiết kế nội thất
Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng giếng trời và cửa kính

Ánh sáng cục bộ

Ánh sáng cục bộ là loại ánh sáng mang ưu điểm tối ưu trong việc chiếu sáng toàn diện.

Ánh sáng cục bộ được sử dụng từ các nguồn phát như đèn downlight, đèn huỳnh quang và một số thiết bị chiếu sáng công nghiệp khác.

anh sang trong thiet ke noi that 11

Tuy nhiên, ánh sáng cục bộ không hỗ trợ nhiều về hình thức thẩm mỹ, khó tạo nên điểm nhấn và dễ bị trơ về mặt cảm xúc. Nên thường được sử dụng với chức năng soi chiếu cho những không gian lớn như trung tâm thương mại hoặc nhà xưởng.

Ánh sáng điểm

Ánh sáng điểm đóng vài trò quyết định trong cách định hình thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho không gian.

Ánh sáng điểm thường được sử dụng để điều hướng và nhấn mạnh sự tập trung của thị giác con người vào một điểm hay một cụm thành phần nào đó trong nội thất. Để từ đó làm nổi bật tầm quan trọng của các khu vực trong không gian.

Bố trí ánh ánh sáng phòng khách tinh tế và sang trọng
Bố trí ánh ánh sáng nhấn phòng khách tinh tế và sang trọng

Đèn spotlight, đèn trần hay đèn bàn là các loại thiết bị chiếu sáng được sử dụng nhiều nhất trong việc tạo ra ánh sáng điểm. 

Ánh sáng nhấn

Ánh sáng nhấn là loại hình ánh sáng được hiểu với khái niệm khá rộng khi được sử dụng chủ yếu cho việc cố định, điểm xuyết, cân bằng thị giác. Nhằm tôn vinh nhiều giá trị được tạo ra trong công trình và thể hiện cá tính của gia chủ/nhà thiết kế.

Ánh sáng nhấn trong không gian nội thất phòng khách
Ánh sáng nhấn trong không gian nội thất phòng khách

Các loại đèn như đèn gắn tường, đèn sân vườn và những đèn uốn trang trí là ví dụ tiêu biểu cho ánh sáng nhấn.

Các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng trong nội thất

Để có được một thiết kế ánh sáng hiệu quả cho nội thất, chúng ta cũng cần lưu ý đến các chỉ số của các thiết bị chiếu sáng.

Chỉ số CRI (Độ Hoàn Màu)

CRI là từ viết tắt của Color Rendering Index thường có các tên gọi độ hoàn màu, chỉ số hoàn màu.

Chỉ số hoàn màu CRI là chỉ số phản ánh sự trung thực của ánh sáng, được đánh giá thông qua sự trung thực của màu sắc vật thể khi được ánh sáng đó chiếu vào.

Quy ước độ hoàn màu của ánh sáng mặt trời là CRI =100. Các nguồn sáng tốt là các nguồn sáng có chỉ số CRI từ 80 – 95.

Ví dụ như trong phong cách luxury và hiện đại. Các vật liệu và đồ dùng nội thất là điểm nhần của thiết kế. Sử dụng các loại đèn có độ hoàn màu (CRI) cao, để thể hiện tốt hơn các chi tiết bề mặt và màu sắc của vật liệu, đồ dùng nội thất.

Chỉ số Lumen (Quang Thông)

Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng nhìn thấy được (bằng mắt thường) từ một đèn hoặc nguồn sáng phát ra. Số lumen càng cao thì đèn càng sáng.

Độ sáng của thiết bị không hoàn toàn dựa vào điện năng tiêu thụ
Độ sáng của thiết bị không hoàn toàn dựa vào điện năng tiêu thụ

Có thể bạn từng mua đèn nhưng lại thường căn cứ độ sáng của đèn vào đơn vị Watts (W). Điều này không hoàn toàn chính xác bởi vì Watls là đơn vị đo điện năng tiêu thụ chứ không phải lượng ánh sáng của đèn phát ra.

Chỉ số Lux (Độ rọi)

Độ rọi là chỉ số biểu hiện quang thông trên 1 đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng.

Chỉ số độ rọi thể hiện cường độ ánh sáng lux trên bề mặt mà người sử dụng cảm nhận được độ mạnh, yếu của ánh sáng. Công thức tính độ rọi là: 1 đơn vị ánh sáng lux = 1 lumen/m2.

ánh sáng trong thiết kế nội thất
Độ rọi ánh sáng phù hợp cho phòng ngủ

Mỗi không gian sinh hoạt đều có một tiêu chuẩn độ rọi nhất định, phù hợp với công năng khu vực đó.

  • Phòng hội nghị, phòng họp: 500lux
  • Lớp học: 300lux
  • Cầu thang, hành lang của các tòa chung cư, cao ốc: 750lux
  • Phòng ngủ: 150lux
  • Phòng khách gia đình: 150 – 300lux
  • Phòng bếp gia đình: 400 – 800lux
  • Phòng tắm: 400 – 800lux

Chỉ số CCT (Nhiệt độ màu Kelvin)

Nhiệt độ màu – Correlated Color Temperature là một chỉ số đặc trưng của ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì, là ánh sáng ấm hay lạnh.

Nhiệt độ màu được đo bằng Kelvins (K). Nhiệt độ Kelvin dao động từ 1.000K đến 10.000K. Chỉ số càng cao dẫn đến màu lạnh hơn, ngược lại nhiệt độ K thấp hơn cho thấy màu ấm hơn.

Nhiệt độ màu ánh sáng
Nhiệt độ màu ánh sáng theo chuẩn đo Kelvin (K)

Màu sắc ánh sáng cũng ảnh hưởng đến cảm giác và tinh thần của người sử dụng. Chẳng hạn như ánh sáng trắng làm tăng khả năng tập trung, tỉnh táo phù hợp với các không gian bếp, làm việc, học tập.

Ngược lại thì ánh sáng vàng mang lại cảm giác ấm cúng, dễ chịu và thư giãn phù hợp với các không gian như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ.

Những lưu ý khi bố trí ánh sáng trong thiết kế nội thất

Sử dụng số lượng đèn hợp lý trong không gian nội thất:

Bằng cách dựa vào các tiêu chuẩn cường độ sáng cho mỗi không gian và các chỉ số của thiết bị chiếu sáng. Các KTS sẽ tính toán được số lượng đèn chiếu sáng cho từng không gian nội thất. Tránh các trường hợp dư hoặc thiếu sáng ảnh hưởng đến trải nghiệm của gia chủ.

Cường độ ánh sáng được phân chia theo khu vực
Cường độ ánh sáng được phân chia theo khu vực

Ví dụ:

Số lượng Lumens cần cho phòng ngủ là 150lux (150lumens/m2).
Diện tích phòng ngủ: 15m2.

-Công thức tính lượng Lumens ánh sáng cho cả phòng:
Lux = lumens/m2 = 150(lux) x 15(m2)= 2250 lumen.
-Công suất của đèn chiếu sáng cần dùng sẽ là:
Tổng công suất (W) = 2250/100 = 22.5W. (đèn led chất lượng sẽ có công suất tầm 100lumens/watt).
-Số lượng đèn cần dùng = tổng công suất /công suất của 1 đèn.
Giả sử chọn đèn led có công suất 6W thì số lượng đèn cần dùng sẽ là 22.5/6= 3,75 bóng
Như vậy ta sẽ cần 4 bóng đèn công suất 6W cho một phòng ngủ có diện tích 15m2.

>> Tìm hiểu thêm về cách bố trí và lắp đặt đèn LED âm trần tại đây

Hạn chế sử dụng đèn downlight với trần nhà cao:

Với với trần nhà thấp, ánh sáng downlights, đặc biệt ánh sáng hắt âm trần, là một ý tưởng hay. Nhưng đối với trần nhà cao, nếu chỉ sử dụng đèn downlights sẽ lãng phí rất nhiều ánh sáng. Trong khi không gian vẫn hơi tối vì ánh sáng bị khuếch tán ở diện rộng.

Sử dụng đèn downlight với trần nhà cao
Ánh sáng từ đèn downlight không hiệu quả với trần nhà cao

Thay vào đó, ta nên sử dụng đèn thả, đèn chùm kết hợp đèn ốp tường để chiếu sáng hiệu quả hơn.

Sử dụng hệ thống công tắc độc lập:

Mỗi dòng đèn sẽ có chức năng và mục đích chiếu sáng khác nhau. Chính vì thế việc bố trí công tắc đèn độc lập sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc chiếu sáng. 

Nên phân chia công tắc các thiết bị chiếu sáng theo chức năng riêng biệt
Nên phân chia công tắc các thiết bị chiếu sáng theo chức năng riêng biệt

Không chỉ vậy còn tiết kiệm được đáng kể chi phí chiếu sáng khi tắt đèn ở những khu vực, vị trí không cần thiết.

Kết:

Để sử dụng ánh sáng trong nội thất một cách hiệu quả, đòi hỏi các nhà thiết kế nội thất phải am hiểu và có kế hoạch rỏ ràng khi thiết kế, nhằm nắm bắt được khu vực nào cần chiếu sáng. Sử dụng nguyên lý chiếu sáng nào? Mục đích chiếu sáng là gì? Màu sắc, vị trí và cường độ nguồn sáng.

Hy vọng qua những chia sẻ trên các bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ánh sáng trong thiết kế nội thất. Nếu như bạn đang cân tư vấn về thiết kế nội thất và sử dụn ánh sáng sao cho hiệu quả, Hay liên hệ ngay với HOMY để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.


Bình luận

5 bình luận cho “Ánh Sáng Trong Thiết Kế Nội Thất, Lưu ý cần biết khi sử dụng ánh sáng”

  1. Cho mình hỏi khu bếp, nấu nướng có nhất thiết là phải dùng ánh sáng trắng không? nó ảnh hưởng thế nào với sinh hoạt tại khu vực bếp? Mình thì cảm thấy ánh sáng vàng nó ấm cúng và dễ chịu hơn.

    1. Ảnh đại diện Homy Việt Nam
      Homy Việt Nam

      Chào chị, theo như kinh nghiệm của Homy thì ánh sáng trắng kích thích sự tập trung, tỉnh táo nên thích hợp với các công đoạn chuẩn bị và chế biến thực phẩm kỉ càng. Bên cạnh đó, nếu dành nhiều thời gian nấu nướng tại khu vực bếp, hay phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, thì ánh sáng vàng sẽ tạo cảm giác nóng nực và oi bức hơn.
      Hiện tại đã có nhiều loại bóng đèn trên thị trường có nhiều chế độ màu ánh sáng. Chị có thể tùy chỉnh màu sắc ánh sáng tùy theo ý thích phù hợp với nhu cầu sử dụng.
      Nếu chị cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ hotline của HOMY: 0917 266 996 để được hổ trợ kỉ càng hơn.
      Cảm ơn chị,

      1. Trả lời rất hay

  2. công ty có dịch vụ thiết kế ánh sáng nội thất không, mình có tham khảo qua mấy công ty thiết kế nhưng đa phần họ không quan tâm nhiều đến anh sáng, trao đổi thấy không yên tâm

    1. Ảnh đại diện Homy Việt Nam
      Homy Việt Nam

      Chào chị, công ty Homy có dịch vụ thiết kế ánh sáng nội thất ạ. Các KTS bên em có kinh nghiệm trên 5 năm và rất coi trọng yếu tố ánh sáng trong quá trình thiết kế.
      Nếu chị cần được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ này vui lòng liên hệ hotline của HOMY: 0917 266 996 để được tư vấn chi tiết nhất.
      Thông tin đến chị ạ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *