Vật liệu chống thấm và phương pháp chống thấm hiệu quả

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ở Việt Nam, vật liệu chống thấm luôn là thứ đứng đầu trong danh sách vật liệu xây nhà của mỗi gia đình. Hiện nay, thị trường vật liệu chống thấm có rất nhiều nhãn hàng phong phú khiến bạn bối rối khi lựa chọn.

cac loai vat lieu chong tham
Thị trường vật liệu chống thấm có rất nhiều nhãn hàng phong phú khiến bạn bối rối khi lựa chọn.

Vật liệu chống thấm có những loại nào

Trong xây dựng, vật liệu chống thấm được biết đến là những vật liệu giúp ngăn chặn sự tiếp xúc của nước và các chất lỏng lên các công trình. Trên thị trường hiện nay, vật liệu chống thấm thường có 3 dạng, bao gồm:

  • Sơn chống thấm: thường được sử dụng để sơn tường ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, ngoài khả năng chống thấm thì sơn chống thấm thường được ưu tiên sử dụng vì đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng.
  • Hóa chất chống thấm: ngoài việc chống thấm cho tường nhà, sàn,… thì loại này còn thường được sử dụng trong việc xử lý chống thấm cho các vị trí bị hư hại như nứt tường, nứt móng, nứt vỡ chân tường, cổ trần,…
  • Màng chống thấm: được làm từ chất bitum và nhựa PVC, màng chống thấm thường được dán trên mái nhà hoặc sử dụng cho các công trình ngầm như hầm, hố,…

So sánh các loại vật liệu chống thấm tốt trên thị trường

Khi xây nhà, rất nhiều hạng mục cần chống thấm như chống thấm sàn mái bê tông, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tường, chống thấm bể nước,… Khảo sát cũng cho thấy hiện tại có rất nhiều đơn vị sản xuất và phân phối vật liệu chống thấm trên thị trường.

Về sơn chống thấm, các hãng được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm Sika, Kova,  Bestmix, Bosseal,… Trong đó hai hãng thông dụng được nhiều đơn vị lựa chọn tin dùng nhất vẫn là Sika và Kova.

Sika được biết đến với các vật liệu chống thấm khả năng thẩm thấu vào tinh thể, tạo lớp màng bảo vệ chống nước cực tốt nên không quá kén bề mặt thi công. Bên cạnh đó, Kova lại nổi trội với khả năng tạo kết dính cực tốt với bề mặt bê tông hay xi măng tăng hiệu quả ngăn chặn nước xâm nhập vào bên trong một cách triệt để.

Giá thành của hai hãng này dao động cũng không quá nhiều. Tại các cửa hàng vật liệu xây dựng, các sản phẩm chống thấm trên thị trường của Sika như Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm gốc bitum có mức giá bình quân là 42,000 đồng/kg với liều lượng sử dụng 1,5kg/m2, Sika Lite là hợp chất chống thấm dạng lỏng với giá 30,000 đồng/lít,… 

Còn với các vật liệu chống thấm của hãng Kova như Kova CT-11A New dành cho tường có giá thành là 395,200 đồng/thùng 4kg và 1,918,400 đồng/thùng 20kg, Kova CT-11A dành cho sàn với giá 336,800 đồng/thùng 4kg và 1,635,000 đồng/thùng 20kg,…

Phương pháp chống thấm hiệu quả cho căn nhà

Khi mới xây dựng, rất nhiều gia chủ thông thường sẽ bỏ qua vấn đề chống thấm dột,… cho đến khi tình trạng này xuất hiện thì mới lo lắng tìm giải pháp khắc phục.

Chống thấm cho mái nhà
Chống thấm cho mái nhà đặc biệt cần thiết, ảnh hưởng đến độ bền của căn nhà.

Đặc biệt, vào tháng 4 đến tháng 10, thường là thời điểm bắt đầu mùa mưa nhiều, mức độ nhu cầu thi công chống thấm cũng theo đó tăng cao. Sự chủ quan của chủ nhà có thể sẽ dẫn đến việc khắc phục các vấn đề chống thấm đặc biệt ở các vị trí như tường nhà, chân tường, toilet,… vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian, công sức. 

Vậy nên, lời khuyên cho các bạn là ngay từ ban đầu hãy tìm hiểu và tham khảo sự tư vấn của các nhà thầu xây dựng. Hiện tại các dịch vụ này sẽ được tích hợp vào các hạng mục thi công trong hợp đồng dựa trên sự đồng ý của các bạn mà nhà thầu sẽ trực tiếp đảm bảo trách nhiệm của mình khi giới thiệu đơn vị cung cấp.

Ngoài việc chống thấm bên trong nhà, các bạn cũng nên tiến hành thi công bảo vệ đối với phần tường nhà bên ngoài để ngôi nhà luôn được đảm bảo độ thẩm mỹ, tránh tình trạng ẩm ướt, gây hư hại đến cơ sở hạ tầng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế, các bạn có thể lựa chọn kết hợp các loại bột trét và nước sơn sao cho phù hợp hoặc sử dụng sản phẩm đặc thù cho chống thấm tường ngoài.    

Một số vị trí dễ thấm nước
Một số vị trí dễ thấm nước gia chủ nên để ý khi xây nhà.

Một vị trí khác mà các bạn cũng nên lưu ý trong quá trình lựa chọn và thi công chống thấm là phần chân tường. Với khu vực này, một số nhà sẽ lựa chọn phương pháp ốp gạch chân tường vừa tránh tình trạng bong tróc lớp sơn tường vừa hạn chế việc thấm nước từ nền nhà lên. 

Kết luận lại, việc chống thấm cho căn nhà của bạn là một yếu tố rất quan trọng mà bạn cần lưu ý ngay từ khi bắt đầu xây dựng để tránh các sự cố không đáng có về sau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu chống thấm tốt cũng như việc thi công đúng cách sẽ là tấm áo giáp bảo vệ cho căn nhà bạn luôn bền đẹp theo năm tháng.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Vật liệu chống thấm và phương pháp chống thấm hiệu quả

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ở Việt Nam, vật liệu chống thấm luôn là thứ đứng đầu trong danh sách vật liệu xây nhà của mỗi gia đình. Hiện nay, thị trường vật liệu chống thấm có rất nhiều nhãn hàng phong phú khiến bạn bối rối khi lựa chọn.

cac loai vat lieu chong tham
Thị trường vật liệu chống thấm có rất nhiều nhãn hàng phong phú khiến bạn bối rối khi lựa chọn.

Vật liệu chống thấm có những loại nào

Trong xây dựng, vật liệu chống thấm được biết đến là những vật liệu giúp ngăn chặn sự tiếp xúc của nước và các chất lỏng lên các công trình. Trên thị trường hiện nay, vật liệu chống thấm thường có 3 dạng, bao gồm:

  • Sơn chống thấm: thường được sử dụng để sơn tường ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước, ngoài khả năng chống thấm thì sơn chống thấm thường được ưu tiên sử dụng vì đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng.
  • Hóa chất chống thấm: ngoài việc chống thấm cho tường nhà, sàn,… thì loại này còn thường được sử dụng trong việc xử lý chống thấm cho các vị trí bị hư hại như nứt tường, nứt móng, nứt vỡ chân tường, cổ trần,…
  • Màng chống thấm: được làm từ chất bitum và nhựa PVC, màng chống thấm thường được dán trên mái nhà hoặc sử dụng cho các công trình ngầm như hầm, hố,…

So sánh các loại vật liệu chống thấm tốt trên thị trường

Khi xây nhà, rất nhiều hạng mục cần chống thấm như chống thấm sàn mái bê tông, chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm tường, chống thấm bể nước,… Khảo sát cũng cho thấy hiện tại có rất nhiều đơn vị sản xuất và phân phối vật liệu chống thấm trên thị trường.

Về sơn chống thấm, các hãng được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm Sika, Kova,  Bestmix, Bosseal,… Trong đó hai hãng thông dụng được nhiều đơn vị lựa chọn tin dùng nhất vẫn là Sika và Kova.

Sika được biết đến với các vật liệu chống thấm khả năng thẩm thấu vào tinh thể, tạo lớp màng bảo vệ chống nước cực tốt nên không quá kén bề mặt thi công. Bên cạnh đó, Kova lại nổi trội với khả năng tạo kết dính cực tốt với bề mặt bê tông hay xi măng tăng hiệu quả ngăn chặn nước xâm nhập vào bên trong một cách triệt để.

Giá thành của hai hãng này dao động cũng không quá nhiều. Tại các cửa hàng vật liệu xây dựng, các sản phẩm chống thấm trên thị trường của Sika như Sikaproof Membrane là màng lỏng chống thấm gốc bitum có mức giá bình quân là 42,000 đồng/kg với liều lượng sử dụng 1,5kg/m2, Sika Lite là hợp chất chống thấm dạng lỏng với giá 30,000 đồng/lít,… 

Còn với các vật liệu chống thấm của hãng Kova như Kova CT-11A New dành cho tường có giá thành là 395,200 đồng/thùng 4kg và 1,918,400 đồng/thùng 20kg, Kova CT-11A dành cho sàn với giá 336,800 đồng/thùng 4kg và 1,635,000 đồng/thùng 20kg,…

Phương pháp chống thấm hiệu quả cho căn nhà

Khi mới xây dựng, rất nhiều gia chủ thông thường sẽ bỏ qua vấn đề chống thấm dột,… cho đến khi tình trạng này xuất hiện thì mới lo lắng tìm giải pháp khắc phục.

Chống thấm cho mái nhà
Chống thấm cho mái nhà đặc biệt cần thiết, ảnh hưởng đến độ bền của căn nhà.

Đặc biệt, vào tháng 4 đến tháng 10, thường là thời điểm bắt đầu mùa mưa nhiều, mức độ nhu cầu thi công chống thấm cũng theo đó tăng cao. Sự chủ quan của chủ nhà có thể sẽ dẫn đến việc khắc phục các vấn đề chống thấm đặc biệt ở các vị trí như tường nhà, chân tường, toilet,… vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian, công sức. 

Vậy nên, lời khuyên cho các bạn là ngay từ ban đầu hãy tìm hiểu và tham khảo sự tư vấn của các nhà thầu xây dựng. Hiện tại các dịch vụ này sẽ được tích hợp vào các hạng mục thi công trong hợp đồng dựa trên sự đồng ý của các bạn mà nhà thầu sẽ trực tiếp đảm bảo trách nhiệm của mình khi giới thiệu đơn vị cung cấp.

Ngoài việc chống thấm bên trong nhà, các bạn cũng nên tiến hành thi công bảo vệ đối với phần tường nhà bên ngoài để ngôi nhà luôn được đảm bảo độ thẩm mỹ, tránh tình trạng ẩm ướt, gây hư hại đến cơ sở hạ tầng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế, các bạn có thể lựa chọn kết hợp các loại bột trét và nước sơn sao cho phù hợp hoặc sử dụng sản phẩm đặc thù cho chống thấm tường ngoài.    

Một số vị trí dễ thấm nước
Một số vị trí dễ thấm nước gia chủ nên để ý khi xây nhà.

Một vị trí khác mà các bạn cũng nên lưu ý trong quá trình lựa chọn và thi công chống thấm là phần chân tường. Với khu vực này, một số nhà sẽ lựa chọn phương pháp ốp gạch chân tường vừa tránh tình trạng bong tróc lớp sơn tường vừa hạn chế việc thấm nước từ nền nhà lên. 

Kết luận lại, việc chống thấm cho căn nhà của bạn là một yếu tố rất quan trọng mà bạn cần lưu ý ngay từ khi bắt đầu xây dựng để tránh các sự cố không đáng có về sau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu chống thấm tốt cũng như việc thi công đúng cách sẽ là tấm áo giáp bảo vệ cho căn nhà bạn luôn bền đẹp theo năm tháng.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *