Tổng hợp các cách chống thấm tường hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Chống thấm tường là kỹ thuật quan trọng cần được tiến hành nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình xây dựng. Bạn đang tìm kiếm các biện pháp chống thấm tường nhà hiệu quả để áp dụng cho công trình của mình? Cùng HOMY tìm hiểu và triển khai vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây thấm tường nhà và hậu quả

Nguyên nhân gây thấm tường nhà

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tường nhà bị thấm nước, trong đó, phổ biến nhất là:

  • Các vật liệu xây dựng thông thường đều có khả năng mao quản. Do đó, khi tiếp xúc thường xuyên với nước, vật liệu bị thẩm thấu thông qua bề mặt. Đây chính là trực tiếp gây ra hiện tượng thấm tường.
  • Dưới tác dụng của nước và hơi ẩm , tường nhà dễ dàng bị thấm tại các vị trí như rãnh nước, ống thoát nước, mái nhà,…
  • Tường nhà xuống cấp do thời gian sử dụng là nguyên nhân khiến các vết nứt hay bong tróc xuất hiện ngày một nhiều. Đây là yếu tố làm tăng nhanh quá trình thẩm thấu nước, gây hư hại cục bộ.
  • Khi quá trình xây dựng không được đảm bảo, công trình có thể dễ dàng gặp phải các vết rạn cổ trần. Dưới ảnh hưởng của nước mưa, tường nhà bị thấm theo diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn công trình.
  • Công trình không chủ động thực hiện các phương pháp chống thấm tường hoặc có thực hiện trước đó nhưng không đem lại hiệu quả. Đây được đánh giá là nguyên nhân trực tiếp và mang ảnh hưởng quan trọng nhất đối khi hiện tượng thấm tường xảy ra.

Hậu quả

Tình trạng thấm tường nhà có thể để lại các hậu quả dưới đây:

  • Gây mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà là hậu quả đầu tiên có thể nhận thấy được bởi ảnh hưởng của các vết nứt, loang ố,
  • Chất lượng công trình xuống cấp nhanh chóng. Sự xuất hiện của các vết thấm, vết bong tróc là nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm đối với người dùng công trình.
  • Khi tường nhà bị thấm, nguy cơ cháy nổ, chập điện là tăng cao.
  • Hiện tượng thấm tường gây ra môi trường ẩm mốc là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thường xuyên sống trong môi trường nói trên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thấm tường gây mất thẩm mỹ, giảm chất lượng công trình
Thấm tường gây mất thẩm mỹ, giảm chất lượng công trình và làm tăng các nguy cơ gây nguy hiểm

2. Cách chống tường nhà mới xây triệt để

Với các công trình mới xây dựng, việc chống thấm tường cần được thực hiện ngay từ đầu. Điều này giúp đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.

Chống thấm tường trong nhà

Công tác chống thấm tường nhà mới thường đơn giản và dễ dàng hơn do tường chưa có dấu hiệu bị thấm hay có sự xuất hiện của các vết nứt. Lúc này, bạn cần chuẩn bị sơn lót, bột trát tường và các dụng cụ dùng để sơn.

Thực hiện: Dùng bột trát tường phủ kín bề mặt tường cần chống thấm. Làm phẳng và láng bề mặt tường. Phủ lớp sơn lót, sau đó mới tiến hành sơn lớp sơn chống thấm tường nhà.

Lưu ý: Với các công trình sử dụng trần thạch cao, khi tiến hành xây dựng cần bít kín các vị trí hở. Đây là kinh nghiệm làm trần thạch cao được nhiều người ứng nhằm hạn chế nguy cơ thấm nước tại trần nhà và lan xuống bề mặt tường.

Chống thấm tường ngoài trời

Chống thấm tường ngoài trời được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Tường của công trình là riêng biệt, không chung hoặc liền kề với các công trình khác.
  • Tường chung cư hoặc nhà cao tầng cần chống thấm tường ngoài trời.
  • Tường nhà không bị che lấp bởi các công trình thi công khác.

Cách thực hiện: Sử dụng vữa chống thấm trong quá trình trát kín bề mặt tường. Hoặc quét phủ một lớp chất chống thấm tường hay sử dụng sơn chống thấm bao phủ bên ngoài.

3. Cách chống thấm tường nhà cũ hiệu quả 100%

Cách xử lý chống thấm tường nhà cũ đã xuống cấp và xuất hiện các vết thấm hay vết chân chim như sau:

  • Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị bong sóc và vệ sinh sạch sẽ vị trí bị thấm.
  • Tìm các vết nứt, khe hở, vết thấm trên tường nhà.
  • Dùng vữa trám kết nối lại các cấu trúc bị hở hoặc dùng bột nội thất chuyên dùng dành cho tường ngoại thất.
  • Sử dụng sơn tường chống thấm để xử lý bề mặt ngoài cùng. Nên phủ từ 1 đến 2 lớp sơn. Khi thực hiện, cần đảm bảo bạn đã làm sạch tường cũ và độ ẩm của tường dưới 16%.

Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn tường vừa đẹp lại vừa kết hợp chống thấm tốt. Bạn nên tìm hiểu loại sơn tường phù hợp để căn nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí tối đa.

Trước khi chống thấm, cần làm sạch tường bị mốc
Cần loại bỏ phần sơn bị bong tróc hay rêu mốc trên tường cũ trước khi xử lý và chống thấm

4. Cách chống thấm tường nhà bị rạn nứt

Nếu tường nhà của bạn là mới và xuất hiện các vết nứt, rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng keo chống thấm tường chuyên dụng và trạm vào vết nứt.

Tuy nhiên, với những tường nhà cũ, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Tại vùng nứt, đục sâu khoảng 3 – 4 cm và phụt rửa sạch sẽ.
  • Dùng vật liệu để làm kín vùng nứt.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm tường nhà chuyên dụng phủ lên bề mặt.

5. Cách chống thấm nhà liền kề hiệu quả

Tại đô thị, các ngôi nhà thường được xây liền kề và tương đối gần nhau. Dưới ảnh hưởng của các tác động từ môi trường và thời tiết, tường nhà có xu hướng bị thấm và rạn nứt nhanh chóng.

Bạn có thể xử lý chống thấm tường nhà liền kề bằng một số biện pháp như sau:

  • Thiết kế các máng tôn ngăn nước để ngăn nước chảy vào tường. Máng tôn nên được ghim cố định dọc theo khe tường nhà.
  • Thực hiện chống thấm tường nhà liền kề ngay khi mới xây dựng. Sử dụng gạch đặc, vữa chống thấm cho phần tường tiếp giáp ngoài trời.
  • Chống thấm ngược ngay khi xây xong lớp gạch với nhà mới xây. Đối với nhà cũ, cần đục bỏ phần phía trong, xử lý chống thấm rồi mới trát lại lớp tường mới.
Cách chống thấm nhà liền kề có thể sử dụng các máng tôn
Sử dụng các máng tôn là cách ngăn thấm nước vào tường hiệu quả đối với các nhà liền kề

6. Vật liệu chống thấm – giải pháp chống thấm hiệu quả

Bạn đang tìm một giải pháp chống thấm tường dành cho ngôi nhà của mình? Hiện nay, cách phòng và xử lý trần nhà bị thấm nước hay tường bị thấm nước hiệu quả nhất chính là sử dụng các vật liệu chống thấm. Trong đó, vật liệu chống thấm là các loại vật liệu có khả năng ngăn chặn khả năng xuyên qua hoặc thâm nhập của nước vào vật dụng nào đó của công trình.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại vật liệu chống thấm chủ yếu là:

  • Sơn chống thấm: là loại sơn được sử dụng trực tiếp lên bề mặt tiếp xúc với nguồn nước. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, người dùng có các cách chọn sơn tường khác nhau. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng sơn chống thấm bởi ngoài khả năng chống thấm, sơn vẫn đảm bảo được đầy đủ các yếu tố thẩm mỹ cho công trình.
  • Hóa chất chống thấm: là các chất phụ gia được thêm khi trộn vữa xi măng. Các hóa chất thường ở dạng lỏng, là sản phẩm hỗ trợ đắc lực trong việc làm tăng độ kiên cố của công trình, chống thấm – dột hiệu quả. Ngoài ra, cũng được sử dụng trong xử lý sự cố sai hỏng như nứt tường, nứt nền,…
  • Màng chống thấm: là các loại màng có cấu trúc từ nhựa PVC và các chất từ bitum với khả năng chống thấm tốt. Thường được sử dụng làm màng dán trên mái hay và hoặc các công trình ngầm như móng, hầm, nền, hố,…
Màng chống thấm thường
Màng chống thấm thường được sử dụng cho mái nhà hoặc các công trình ngầm cần chống thấm nước

Kinh nghiệm chống thấm tường nhà trên đây hi vọng sẽ giúp các độc giả có những bước chuẩn bị thật tốt cho ngôi nhà của mình.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tổng hợp các cách chống thấm tường hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Chống thấm tường là kỹ thuật quan trọng cần được tiến hành nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình xây dựng. Bạn đang tìm kiếm các biện pháp chống thấm tường nhà hiệu quả để áp dụng cho công trình của mình? Cùng HOMY tìm hiểu và triển khai vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây thấm tường nhà và hậu quả

Nguyên nhân gây thấm tường nhà

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tường nhà bị thấm nước, trong đó, phổ biến nhất là:

  • Các vật liệu xây dựng thông thường đều có khả năng mao quản. Do đó, khi tiếp xúc thường xuyên với nước, vật liệu bị thẩm thấu thông qua bề mặt. Đây chính là trực tiếp gây ra hiện tượng thấm tường.
  • Dưới tác dụng của nước và hơi ẩm , tường nhà dễ dàng bị thấm tại các vị trí như rãnh nước, ống thoát nước, mái nhà,…
  • Tường nhà xuống cấp do thời gian sử dụng là nguyên nhân khiến các vết nứt hay bong tróc xuất hiện ngày một nhiều. Đây là yếu tố làm tăng nhanh quá trình thẩm thấu nước, gây hư hại cục bộ.
  • Khi quá trình xây dựng không được đảm bảo, công trình có thể dễ dàng gặp phải các vết rạn cổ trần. Dưới ảnh hưởng của nước mưa, tường nhà bị thấm theo diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn công trình.
  • Công trình không chủ động thực hiện các phương pháp chống thấm tường hoặc có thực hiện trước đó nhưng không đem lại hiệu quả. Đây được đánh giá là nguyên nhân trực tiếp và mang ảnh hưởng quan trọng nhất đối khi hiện tượng thấm tường xảy ra.

Hậu quả

Tình trạng thấm tường nhà có thể để lại các hậu quả dưới đây:

  • Gây mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà là hậu quả đầu tiên có thể nhận thấy được bởi ảnh hưởng của các vết nứt, loang ố,
  • Chất lượng công trình xuống cấp nhanh chóng. Sự xuất hiện của các vết thấm, vết bong tróc là nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm đối với người dùng công trình.
  • Khi tường nhà bị thấm, nguy cơ cháy nổ, chập điện là tăng cao.
  • Hiện tượng thấm tường gây ra môi trường ẩm mốc là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thường xuyên sống trong môi trường nói trên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thấm tường gây mất thẩm mỹ, giảm chất lượng công trình
Thấm tường gây mất thẩm mỹ, giảm chất lượng công trình và làm tăng các nguy cơ gây nguy hiểm

2. Cách chống tường nhà mới xây triệt để

Với các công trình mới xây dựng, việc chống thấm tường cần được thực hiện ngay từ đầu. Điều này giúp đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng công trình.

Chống thấm tường trong nhà

Công tác chống thấm tường nhà mới thường đơn giản và dễ dàng hơn do tường chưa có dấu hiệu bị thấm hay có sự xuất hiện của các vết nứt. Lúc này, bạn cần chuẩn bị sơn lót, bột trát tường và các dụng cụ dùng để sơn.

Thực hiện: Dùng bột trát tường phủ kín bề mặt tường cần chống thấm. Làm phẳng và láng bề mặt tường. Phủ lớp sơn lót, sau đó mới tiến hành sơn lớp sơn chống thấm tường nhà.

Lưu ý: Với các công trình sử dụng trần thạch cao, khi tiến hành xây dựng cần bít kín các vị trí hở. Đây là kinh nghiệm làm trần thạch cao được nhiều người ứng nhằm hạn chế nguy cơ thấm nước tại trần nhà và lan xuống bề mặt tường.

Chống thấm tường ngoài trời

Chống thấm tường ngoài trời được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Tường của công trình là riêng biệt, không chung hoặc liền kề với các công trình khác.
  • Tường chung cư hoặc nhà cao tầng cần chống thấm tường ngoài trời.
  • Tường nhà không bị che lấp bởi các công trình thi công khác.

Cách thực hiện: Sử dụng vữa chống thấm trong quá trình trát kín bề mặt tường. Hoặc quét phủ một lớp chất chống thấm tường hay sử dụng sơn chống thấm bao phủ bên ngoài.

3. Cách chống thấm tường nhà cũ hiệu quả 100%

Cách xử lý chống thấm tường nhà cũ đã xuống cấp và xuất hiện các vết thấm hay vết chân chim như sau:

  • Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị bong sóc và vệ sinh sạch sẽ vị trí bị thấm.
  • Tìm các vết nứt, khe hở, vết thấm trên tường nhà.
  • Dùng vữa trám kết nối lại các cấu trúc bị hở hoặc dùng bột nội thất chuyên dùng dành cho tường ngoại thất.
  • Sử dụng sơn tường chống thấm để xử lý bề mặt ngoài cùng. Nên phủ từ 1 đến 2 lớp sơn. Khi thực hiện, cần đảm bảo bạn đã làm sạch tường cũ và độ ẩm của tường dưới 16%.

Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn tường vừa đẹp lại vừa kết hợp chống thấm tốt. Bạn nên tìm hiểu loại sơn tường phù hợp để căn nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm chi phí tối đa.

Trước khi chống thấm, cần làm sạch tường bị mốc
Cần loại bỏ phần sơn bị bong tróc hay rêu mốc trên tường cũ trước khi xử lý và chống thấm

4. Cách chống thấm tường nhà bị rạn nứt

Nếu tường nhà của bạn là mới và xuất hiện các vết nứt, rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng keo chống thấm tường chuyên dụng và trạm vào vết nứt.

Tuy nhiên, với những tường nhà cũ, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Tại vùng nứt, đục sâu khoảng 3 – 4 cm và phụt rửa sạch sẽ.
  • Dùng vật liệu để làm kín vùng nứt.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm tường nhà chuyên dụng phủ lên bề mặt.

5. Cách chống thấm nhà liền kề hiệu quả

Tại đô thị, các ngôi nhà thường được xây liền kề và tương đối gần nhau. Dưới ảnh hưởng của các tác động từ môi trường và thời tiết, tường nhà có xu hướng bị thấm và rạn nứt nhanh chóng.

Bạn có thể xử lý chống thấm tường nhà liền kề bằng một số biện pháp như sau:

  • Thiết kế các máng tôn ngăn nước để ngăn nước chảy vào tường. Máng tôn nên được ghim cố định dọc theo khe tường nhà.
  • Thực hiện chống thấm tường nhà liền kề ngay khi mới xây dựng. Sử dụng gạch đặc, vữa chống thấm cho phần tường tiếp giáp ngoài trời.
  • Chống thấm ngược ngay khi xây xong lớp gạch với nhà mới xây. Đối với nhà cũ, cần đục bỏ phần phía trong, xử lý chống thấm rồi mới trát lại lớp tường mới.
Cách chống thấm nhà liền kề có thể sử dụng các máng tôn
Sử dụng các máng tôn là cách ngăn thấm nước vào tường hiệu quả đối với các nhà liền kề

6. Vật liệu chống thấm – giải pháp chống thấm hiệu quả

Bạn đang tìm một giải pháp chống thấm tường dành cho ngôi nhà của mình? Hiện nay, cách phòng và xử lý trần nhà bị thấm nước hay tường bị thấm nước hiệu quả nhất chính là sử dụng các vật liệu chống thấm. Trong đó, vật liệu chống thấm là các loại vật liệu có khả năng ngăn chặn khả năng xuyên qua hoặc thâm nhập của nước vào vật dụng nào đó của công trình.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại vật liệu chống thấm chủ yếu là:

  • Sơn chống thấm: là loại sơn được sử dụng trực tiếp lên bề mặt tiếp xúc với nguồn nước. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, người dùng có các cách chọn sơn tường khác nhau. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng sơn chống thấm bởi ngoài khả năng chống thấm, sơn vẫn đảm bảo được đầy đủ các yếu tố thẩm mỹ cho công trình.
  • Hóa chất chống thấm: là các chất phụ gia được thêm khi trộn vữa xi măng. Các hóa chất thường ở dạng lỏng, là sản phẩm hỗ trợ đắc lực trong việc làm tăng độ kiên cố của công trình, chống thấm – dột hiệu quả. Ngoài ra, cũng được sử dụng trong xử lý sự cố sai hỏng như nứt tường, nứt nền,…
  • Màng chống thấm: là các loại màng có cấu trúc từ nhựa PVC và các chất từ bitum với khả năng chống thấm tốt. Thường được sử dụng làm màng dán trên mái hay và hoặc các công trình ngầm như móng, hầm, nền, hố,…
Màng chống thấm thường
Màng chống thấm thường được sử dụng cho mái nhà hoặc các công trình ngầm cần chống thấm nước

Kinh nghiệm chống thấm tường nhà trên đây hi vọng sẽ giúp các độc giả có những bước chuẩn bị thật tốt cho ngôi nhà của mình.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *