Thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất

Giấy phép xây dựng là gì? Tham khảo các bước xin giấy phép xây dựng mới nhất năm 2021 và những lưu ý cần thiết khi thi công, cải tạo, xây dựng nhà ở để tránh khỏi sai sót không đáng có. 

Thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất 2020

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng (GPXD) được hiểu là một văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) cho phép các cá nhân, công ty xây dựng nhà ở trọn gói, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi đất đai được cấp phép.

Như vậy, hiểu đơn giản là khi muốn xây nhà hay cải tạo nhà, bắt buộc bạn phải có giấy phép xây dựng, làm giấy tờ chứng thực hợp pháp mới có thể tiến hành thi công, xây dựng. 

Mục đích của việc cấp giấy phép xây dựng?

Giấy phép xây dựng được thực hiện cho nhiều mục đích khác nhau. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.

Mẫu giấy phép xây dựng mới nhất 2020

Đây được coi là “văn bản thông hành” cho người dân và tổ chức thực hiện các dự án xây dựng của mình một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng bao gồm những gì? Mất khoảng bao lâu?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng không hề khó. Quan trọng là bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và mang đến cơ quan có thẩm quyền xin xác nhận, chờ thẩm định và cấp phép. Thông thường quá trình này mất khoảng 7-12 ngày.

Theo thông tư mới nhất của Bộ Xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp GPXD gồm có:

  • Một,  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
  • Hai, Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Ba, hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình; Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000; Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm; Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.
  • Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).
giấy phép xây dựng mẫu

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ cần mang nộp 1 hồ sơ tại UBND cấp quận, huyện nơi chuẩn bị thi công công trình nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của bạn. Lúc này có 2 trường hợp: (1) hồ sơ đã đầy đủ yêu cầu và bạn được viết giấy biên nhận ngay, (2) hồ sơ chưa đầy đủ thì bạn cần bổ sung thêm giấy tờ. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp GPXD sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Bạn tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Lệ phí đăng ký dao động từ 50.000 – 100.000 đồng. Tra cứu lệ phí đăng ký giấy phép xây dựng theo tỉnh thành mới nhất.

Người sử dụng đất nhận GPXD kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp GPXD hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp GPXD).

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi:………………………………………………….

I. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ):

– Người đại diện: Chức vụ (nếu có):

– Địa chỉ liên hệ:

– Số nhà: ……………….. Đường/phố ………………….. Phường/xã

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố:………………………………….

– Số điện thoại:……………………………………………………………………..

II. Thông tin công trình:

– Địa điểm xây dựng:……………………………………………….

– Lô đất số: ………………….. Diện tích ……………………………….. m2.

– Tại số nhà: ………………… Đường/phố………………………………….

– Phường/xã……………………………………………………………………..

– Quận/huyện……………………………………………………………………..

– Tỉnh, thành phố:……………………………………………………………………..

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: …………… Cấp công trình:

– Diện tích xây dựng: …………… m2.

– Cốt xây dựng: ……………………m

– Tổng diện tích sàn: ……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

Chiều cao công trình: ……….. m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

    …..

đơn xin cấp GPXD mẫu
Mẫu đơn đề nghị cấp GPXD

>>>> Tải toàn bộ mẫu đơn tại đây: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD phải xem xét hồ sơ để cấp phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Các giấy tờ khác

  • Đăng ký kinh doanh của đơn vị thiết kế đủ năng lực
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế của chủ trì thiết kế
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư
  • Giấy phép phòng cháy ( Nếu là danh mục các công trình phải xin phép phòng cháy chữa cháy)
  • Hồ sơ đánh giá tác động môi trường 
  • Hồ sơ thẩm tra, thẩm duyệt thiết kế kèm đăng ký kinh doanh và hồ sơ năng lực và chứng chỉ hành nghề của người thẩm tra thiết kế.

Một số câu hỏi thường gặp?

Câu hỏi 1: Tôi mua mảnh đất ở khu vực Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm vậy tôi nên chọn GPXD loại nào và mang nộp ở đâu?

Cầu Diễn nằm trong khu vực nội thành Hà Nội, vì vậy anh/chị cần xin GPXD cho nhà ở riêng lẻ ở đô thị và mang đến UBND quận Bắc Từ Liêm làm thủ tục.

Câu hỏi 2: Chưa hoàn thành giấy phép xây dựng nhưng đã tiến hành khởi công thì sao?

Rất nhiều người lựa chọn khởi công trước khi hoàn thành thủ tục làm giấy phép xây dựng hoặc do họ gặp vướng mắc với giấy tờ, đăng ký quyền sở hữu đất đai giữa anh, chị em, con cháu trong nhà,… 

Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng hoàn thiện thủ tục nhanh nhất có thể, bởi theo quy định tại khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng có mức phạt khá nặng. Cụ thể:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Câu hỏi 3: Nếu xây dựng nhà vượt quá mức cho phép được ghi trong giấy phép xây dựng thì có bị phạt không?

Căn cứ: Khoản 5 Điều 13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

Theo đó:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất

Giấy phép xây dựng là gì? Tham khảo các bước xin giấy phép xây dựng mới nhất năm 2021 và những lưu ý cần thiết khi thi công, cải tạo, xây dựng nhà ở để tránh khỏi sai sót không đáng có. 

Thủ tục xin giấy phép xây dựng mới nhất 2020

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng (GPXD) được hiểu là một văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) cho phép các cá nhân, công ty xây dựng nhà ở trọn gói, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi đất đai được cấp phép.

Như vậy, hiểu đơn giản là khi muốn xây nhà hay cải tạo nhà, bắt buộc bạn phải có giấy phép xây dựng, làm giấy tờ chứng thực hợp pháp mới có thể tiến hành thi công, xây dựng. 

Mục đích của việc cấp giấy phép xây dựng?

Giấy phép xây dựng được thực hiện cho nhiều mục đích khác nhau. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.

Mẫu giấy phép xây dựng mới nhất 2020

Đây được coi là “văn bản thông hành” cho người dân và tổ chức thực hiện các dự án xây dựng của mình một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng bao gồm những gì? Mất khoảng bao lâu?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng không hề khó. Quan trọng là bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và mang đến cơ quan có thẩm quyền xin xác nhận, chờ thẩm định và cấp phép. Thông thường quá trình này mất khoảng 7-12 ngày.

Theo thông tư mới nhất của Bộ Xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp GPXD gồm có:

  • Một,  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
  • Hai, Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Ba, hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình; Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000; Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm; Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.
  • Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).
giấy phép xây dựng mẫu

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ cần mang nộp 1 hồ sơ tại UBND cấp quận, huyện nơi chuẩn bị thi công công trình nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của bạn. Lúc này có 2 trường hợp: (1) hồ sơ đã đầy đủ yêu cầu và bạn được viết giấy biên nhận ngay, (2) hồ sơ chưa đầy đủ thì bạn cần bổ sung thêm giấy tờ. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp GPXD sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Bạn tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Lệ phí đăng ký dao động từ 50.000 – 100.000 đồng. Tra cứu lệ phí đăng ký giấy phép xây dựng theo tỉnh thành mới nhất.

Người sử dụng đất nhận GPXD kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp GPXD hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp GPXD).

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi:………………………………………………….

I. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ):

– Người đại diện: Chức vụ (nếu có):

– Địa chỉ liên hệ:

– Số nhà: ……………….. Đường/phố ………………….. Phường/xã

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố:………………………………….

– Số điện thoại:……………………………………………………………………..

II. Thông tin công trình:

– Địa điểm xây dựng:……………………………………………….

– Lô đất số: ………………….. Diện tích ……………………………….. m2.

– Tại số nhà: ………………… Đường/phố………………………………….

– Phường/xã……………………………………………………………………..

– Quận/huyện……………………………………………………………………..

– Tỉnh, thành phố:……………………………………………………………………..

3. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: …………… Cấp công trình:

– Diện tích xây dựng: …………… m2.

– Cốt xây dựng: ……………………m

– Tổng diện tích sàn: ……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

Chiều cao công trình: ……….. m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

    …..

đơn xin cấp GPXD mẫu
Mẫu đơn đề nghị cấp GPXD

>>>> Tải toàn bộ mẫu đơn tại đây: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD phải xem xét hồ sơ để cấp phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Các giấy tờ khác

  • Đăng ký kinh doanh của đơn vị thiết kế đủ năng lực
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế của chủ trì thiết kế
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư
  • Giấy phép phòng cháy ( Nếu là danh mục các công trình phải xin phép phòng cháy chữa cháy)
  • Hồ sơ đánh giá tác động môi trường 
  • Hồ sơ thẩm tra, thẩm duyệt thiết kế kèm đăng ký kinh doanh và hồ sơ năng lực và chứng chỉ hành nghề của người thẩm tra thiết kế.

Một số câu hỏi thường gặp?

Câu hỏi 1: Tôi mua mảnh đất ở khu vực Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm vậy tôi nên chọn GPXD loại nào và mang nộp ở đâu?

Cầu Diễn nằm trong khu vực nội thành Hà Nội, vì vậy anh/chị cần xin GPXD cho nhà ở riêng lẻ ở đô thị và mang đến UBND quận Bắc Từ Liêm làm thủ tục.

Câu hỏi 2: Chưa hoàn thành giấy phép xây dựng nhưng đã tiến hành khởi công thì sao?

Rất nhiều người lựa chọn khởi công trước khi hoàn thành thủ tục làm giấy phép xây dựng hoặc do họ gặp vướng mắc với giấy tờ, đăng ký quyền sở hữu đất đai giữa anh, chị em, con cháu trong nhà,… 

Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng hoàn thiện thủ tục nhanh nhất có thể, bởi theo quy định tại khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng có mức phạt khá nặng. Cụ thể:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Câu hỏi 3: Nếu xây dựng nhà vượt quá mức cho phép được ghi trong giấy phép xây dựng thì có bị phạt không?

Căn cứ: Khoản 5 Điều 13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

Theo đó:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *