Cách xử lý vết nứt tường hiệu quả với ngân sách nhỏ

Xử lý vết nứt tường luôn là nỗi ảm ảnh với chủ nhà, đặc biệt là nhà vừa xây xong. Vậy có thể xử lý được triệt để vấn đề này hay không?

1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới vết nứt tường 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng những ngôi nhà cũ. Thậm chí nhà mới xây cũng bị nứt tường. Ban đầu các vết nứt sẽ chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian. Tuy nhiên, về lâu dài chúng có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng công trình.

Nếu là vết nứt theo chiều dọc

Thực chất, những vết nứt dọc hình thành là do kết quả của sự co rút nguyên vật liệu. Quá trình này diễn ra khi thời tiết biến đổi đột ngột trong khoảng thời gian dài. Cũng có thể do nhiệt độ ngoài trời quá cao khi đang đổ bê tông và xây trát, dẫn tới trường hợp bề mặt bị bay hơi nhanh chóng. 

Vết nứt tường theo chiều dọc
Vết nứt tường theo chiều dọc

Dù vết nứt theo chiều dọc không nguy hiểm như vết nứt theo chiều ngang. Tuy nhiên đó lại là một vấn đề nghiêm trọng khi nứt tại các khu vực không đổ bê tông cốt thép. Vì vậy, để tránh hậu quả, cần tìm cách xử lý tường bị nứt càng sớm càng tốt.

Nếu là vết nứt theo chiều ngang 

Vết nứt theo chiều ngang ở trên tường thường xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là do sự dịch chuyển và sụt lún của kết cấu sàn nhà. Tình trạng này diễn ra do ngay từ ban đầu, đơn vị thi công tính toán phần kết cấu và nền móng không cẩn thận. 

Ngoài ra, tường cũng sẽ bị vết nứt ngang trong trường hợp có ngoại lực tác động. Hoặc do nguyên vật liệu bị co rút trong quá trình thi công. Nếu không có biện pháp kịp thời, khi mưa xuống, công trình sẽ xảy ra tình trạng thấm, dột, nấm mốc.

Lúc này, bạn không chỉ phải giải quyết một vấn đề, mà còn phải đau đầu tìm thêm cách để xử lý tường bị ẩm mốc.

Các vết nứt dài xẻ ngang
Các vết nứt dài xẻ ngang

Nếu là vết nứt tại các cột dầm

Các vết nứt tại khu vực cột dầm cũng chủ yếu là do chủ quan của đơn vị thi công. Họ có thể đã tính toán sai phần nền móng, hoặc trộn hỗn hợp nguyên liệu sai tỷ lệ. 

Hình ảnh cột dầm bị nứt khá nghiêm trọng
Hình ảnh cột dầm bị nứt khá nghiêm trọng

2. Những cách xử lý vết nứt tường hiệu quả

Tùy vào mức độ của vết nứt mà chúng ta nên cân nhắc biện pháp xử lý để đạt được hiệu quả cao. HOMY sẽ chia thành từng nhóm như sau để bạn đọc dễ hình dung hơn.

Xử lý vết rạn chân chim

Trường hợp vết rạn chân chim là trường hợp nứt tường nhẹ nhất và dễ dàng xử lý nhất. Những vết rạn này chỉ xuất hiện trên bề mặt lớp vừa trát, mà không ảnh hưởng tới kết cấu bên trong. Vì thế nếu có đầy đủ nguyên vật liệu và am hiểu chút kỹ năng thì bạn có thể tự mình giải quyết. Cách xử lý vết nứt tường rạn như sau:

  • Đục phần bề mặt vữa mà vết nứt đi qua.
  • Vệ sinh sạch sẽ xung quanh vùng vừa đục.
  • Sau đó tới một chút nước sạch rồi để khô.
  • Trộn đều vữa già, xi măng với cát mịn, rồi trát hỗn hợp lên phần vừa đục. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại keo chuyên dụng trước, trát lớp vữa hoặc bột trét tường lên sau.
  • Đợi khô, sau đó quét lại sơn nhà.
Bạn có thể tự xử lý các vết nứt rạn chân chim
Bạn có thể tự xử lý các vết nứt rạn chân chim

Bạn có thể áp dụng cách này để xử lý vết nứt tường tại vách các khung cửa. Tuy nhiên, sẽ chỉ khắc phục được một thời gian. Vì quá trình mở và đóng cửa mạnh tay thường xuyên sẽ  khiến cho những vết nứt quay trở lại.

Xử lý vết nứt lớn và rãnh sâu 

Tình trạng tường bị nứt rãnh sâu chủ yếu do quá trình thi công không đảm bảo kỹ thuật. Khắc phục tình trạng này cũng sẽ tốn mất rất nhiều thời gian, tiền bạc. Thậm chí nếu quá nghiêm trọng thì cần phải đập đi xây lại.

Vì vậy, nếu không phải người có kinh nghiệm thì tốt nhất không nên tự tay xử lý. HOMY khuyên bạn nên tìm đến đơn vị thi công sửa chữa để họ giải quyết vấn đề. Nếu tường chỉ bị nứt rãnh sâu hẹp, họ sẽ dùng máy cắt, và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn chuyên dụng. 

Tuy nhiên, nếu là vết nứt vừa sâu, vừa ảnh hưởng đến cốt thép của công trình, thì có thể sẽ phải đập tường đi xây lại. Để tránh tình trạng vá rồi nhưng không kiên cố và gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình. 

Vết nứt quá lớn do ảnh hưởng từ tình trạng sụt lún nền móng
Vết nứt quá lớn do ảnh hưởng từ tình trạng sụt lún nền móng

Đây là những biện pháp xử lý đơn giản nhất khi bạn gặp phải tình trạng nứt tường. Tuy nhiên, HOMY khuyên bạn nên tìm cách chống nứt ngay từ đầu để không phải loay hoay xử lý sau này.

Trước hết, bạn cần tìm một đơn vị thi công có kinh nghiệm xây nhà lâu năm, uy tín. Họ có thể giúp bạn tính toán tỉ mỉ, không sai sót trong quá trình làm nền móng cũng như xây dựng kết cấu toàn bộ công trình. Đồng thời, họ sẽ đưa ra lời khuyên, giúp gia chủ xác định được nên sử dụng loại nguyên vật liệu nào tốt cho công trình sau này.  

Như vậy, để tránh tình trạng phải xử lý vết nứt tường phức tạp, ngay từ ban đầu bạn nên có những biện pháp hiệu quả nhất. Tham khảo thêm bài viết Gạch xây nhà loại nào tốt? Tuyệt chiêu chọn gạch xây nhà phù hợp?


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Cách xử lý vết nứt tường hiệu quả với ngân sách nhỏ

Xử lý vết nứt tường luôn là nỗi ảm ảnh với chủ nhà, đặc biệt là nhà vừa xây xong. Vậy có thể xử lý được triệt để vấn đề này hay không?

1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới vết nứt tường 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng những ngôi nhà cũ. Thậm chí nhà mới xây cũng bị nứt tường. Ban đầu các vết nứt sẽ chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian. Tuy nhiên, về lâu dài chúng có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng công trình.

Nếu là vết nứt theo chiều dọc

Thực chất, những vết nứt dọc hình thành là do kết quả của sự co rút nguyên vật liệu. Quá trình này diễn ra khi thời tiết biến đổi đột ngột trong khoảng thời gian dài. Cũng có thể do nhiệt độ ngoài trời quá cao khi đang đổ bê tông và xây trát, dẫn tới trường hợp bề mặt bị bay hơi nhanh chóng. 

Vết nứt tường theo chiều dọc
Vết nứt tường theo chiều dọc

Dù vết nứt theo chiều dọc không nguy hiểm như vết nứt theo chiều ngang. Tuy nhiên đó lại là một vấn đề nghiêm trọng khi nứt tại các khu vực không đổ bê tông cốt thép. Vì vậy, để tránh hậu quả, cần tìm cách xử lý tường bị nứt càng sớm càng tốt.

Nếu là vết nứt theo chiều ngang 

Vết nứt theo chiều ngang ở trên tường thường xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là do sự dịch chuyển và sụt lún của kết cấu sàn nhà. Tình trạng này diễn ra do ngay từ ban đầu, đơn vị thi công tính toán phần kết cấu và nền móng không cẩn thận. 

Ngoài ra, tường cũng sẽ bị vết nứt ngang trong trường hợp có ngoại lực tác động. Hoặc do nguyên vật liệu bị co rút trong quá trình thi công. Nếu không có biện pháp kịp thời, khi mưa xuống, công trình sẽ xảy ra tình trạng thấm, dột, nấm mốc.

Lúc này, bạn không chỉ phải giải quyết một vấn đề, mà còn phải đau đầu tìm thêm cách để xử lý tường bị ẩm mốc.

Các vết nứt dài xẻ ngang
Các vết nứt dài xẻ ngang

Nếu là vết nứt tại các cột dầm

Các vết nứt tại khu vực cột dầm cũng chủ yếu là do chủ quan của đơn vị thi công. Họ có thể đã tính toán sai phần nền móng, hoặc trộn hỗn hợp nguyên liệu sai tỷ lệ. 

Hình ảnh cột dầm bị nứt khá nghiêm trọng
Hình ảnh cột dầm bị nứt khá nghiêm trọng

2. Những cách xử lý vết nứt tường hiệu quả

Tùy vào mức độ của vết nứt mà chúng ta nên cân nhắc biện pháp xử lý để đạt được hiệu quả cao. HOMY sẽ chia thành từng nhóm như sau để bạn đọc dễ hình dung hơn.

Xử lý vết rạn chân chim

Trường hợp vết rạn chân chim là trường hợp nứt tường nhẹ nhất và dễ dàng xử lý nhất. Những vết rạn này chỉ xuất hiện trên bề mặt lớp vừa trát, mà không ảnh hưởng tới kết cấu bên trong. Vì thế nếu có đầy đủ nguyên vật liệu và am hiểu chút kỹ năng thì bạn có thể tự mình giải quyết. Cách xử lý vết nứt tường rạn như sau:

  • Đục phần bề mặt vữa mà vết nứt đi qua.
  • Vệ sinh sạch sẽ xung quanh vùng vừa đục.
  • Sau đó tới một chút nước sạch rồi để khô.
  • Trộn đều vữa già, xi măng với cát mịn, rồi trát hỗn hợp lên phần vừa đục. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại keo chuyên dụng trước, trát lớp vữa hoặc bột trét tường lên sau.
  • Đợi khô, sau đó quét lại sơn nhà.
Bạn có thể tự xử lý các vết nứt rạn chân chim
Bạn có thể tự xử lý các vết nứt rạn chân chim

Bạn có thể áp dụng cách này để xử lý vết nứt tường tại vách các khung cửa. Tuy nhiên, sẽ chỉ khắc phục được một thời gian. Vì quá trình mở và đóng cửa mạnh tay thường xuyên sẽ  khiến cho những vết nứt quay trở lại.

Xử lý vết nứt lớn và rãnh sâu 

Tình trạng tường bị nứt rãnh sâu chủ yếu do quá trình thi công không đảm bảo kỹ thuật. Khắc phục tình trạng này cũng sẽ tốn mất rất nhiều thời gian, tiền bạc. Thậm chí nếu quá nghiêm trọng thì cần phải đập đi xây lại.

Vì vậy, nếu không phải người có kinh nghiệm thì tốt nhất không nên tự tay xử lý. HOMY khuyên bạn nên tìm đến đơn vị thi công sửa chữa để họ giải quyết vấn đề. Nếu tường chỉ bị nứt rãnh sâu hẹp, họ sẽ dùng máy cắt, và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn chuyên dụng. 

Tuy nhiên, nếu là vết nứt vừa sâu, vừa ảnh hưởng đến cốt thép của công trình, thì có thể sẽ phải đập tường đi xây lại. Để tránh tình trạng vá rồi nhưng không kiên cố và gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình. 

Vết nứt quá lớn do ảnh hưởng từ tình trạng sụt lún nền móng
Vết nứt quá lớn do ảnh hưởng từ tình trạng sụt lún nền móng

Đây là những biện pháp xử lý đơn giản nhất khi bạn gặp phải tình trạng nứt tường. Tuy nhiên, HOMY khuyên bạn nên tìm cách chống nứt ngay từ đầu để không phải loay hoay xử lý sau này.

Trước hết, bạn cần tìm một đơn vị thi công có kinh nghiệm xây nhà lâu năm, uy tín. Họ có thể giúp bạn tính toán tỉ mỉ, không sai sót trong quá trình làm nền móng cũng như xây dựng kết cấu toàn bộ công trình. Đồng thời, họ sẽ đưa ra lời khuyên, giúp gia chủ xác định được nên sử dụng loại nguyên vật liệu nào tốt cho công trình sau này.  

Như vậy, để tránh tình trạng phải xử lý vết nứt tường phức tạp, ngay từ ban đầu bạn nên có những biện pháp hiệu quả nhất. Tham khảo thêm bài viết Gạch xây nhà loại nào tốt? Tuyệt chiêu chọn gạch xây nhà phù hợp?


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *